HÓA HỌC & ĐỜI SỐNG








                  

 

385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG













Lời nói đầu
          Giáo dục thế kỉ 21 dựa trên cơ sở xây dựng xã hội học tập với 4 trụ cột là:
                    - Học để biết (cốt lõi là hiểu)
                    - Học để làm (trên cơ sở hiểu)
                    - Học để cùng sống với nhau (trên cơ sở hiểu nhau)
                    - Học để làm người (trên cơ sở hiểu bản thân)
          Mặt khác trước sự bùng nổ thông tin và sự lão hoá nhanh của kiến thức con người muốn tồn tại và phát triển đều phải học thường xuyên, học suốt đời.
          Hoá học là một khoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng. Các chất tạo nên mọi vật thể của thế giới vô sinh và hữu sinh, chính chúng tạo nên cả cơ thể chúng ta.
Hoá học chế ra những chất rắn hơn kim cương, bền hơn sắt thép, trong hơn pha lê, đẹp hơn nhung lụa.
          Cuốn sách “385 câu hỏi và đáp về hoá học với đời sống” giúp các em học sinh mở rộng kiến thức hoá học và nhất là tập vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống, lao động sản xuất, thiên nhiên và môi trường. Cuối sách giúp cho sự hiểu biết về hoá học của các em sâu sắc,hơn và hữu ích hơn.
          Đối với các thầy cô giáo, cuốn sách cung cấp thêm tư liệu để cho các bài dạy học trên lớp phong phú, sinh động hơn và hấp dẫn hơn.

Tác giả



1. Phèn chua là chất gì ?
          Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. Ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
          Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm.
          Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.
          Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.
          Cũng do tạo ra kết tủa Al(OH)3 khi khuấy phèn vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặt.
Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.
Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).

          2. Hàn the là chất gì ?
Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử H2O (Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 900.
Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh phở, bánh cuốn… để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy giai và giòn. Ngay từ năm 1985 tổ chức thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi nóng chảy, gọi là ngọc borac.
Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa Na2B4O7.4H2O. Borac dùng để sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh màu và thuỷ tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi hàn, chất sát trùng và chất bảo quản, chất tẩy trắng vải sợi. Hàn the còn được dùng để bào chế dược phẩm.
Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng.
Tây y dùng dung dịch axit boric loãng làm nước rửa mắt, dùng natri tetraborat để chế thuốc chữa đau răng, lợi.
          3. Mì chính (bột ngọt) là chất gì ?
          Mì chính là muối natri của axit glutaric, một amino  axit tự nhiên, quen thuộc và quan trọng. Mì chính có tên hoá học là monosodium glutamat, viết tắt là MSG. MSG có trong thực phẩm và rau quả tươi sống ở dạng tự do hay ở dạng liên kết với protein hoặc lipít. Tuy ở hàm lượng thấp, song chức năng của nó là một gia vị, tăng vị cho thực phẩm, làm nổi bật sự tươi sống, còn trong chế biến làm tăng sự ngon miệng. Người Hoa (và nhiều dân tộc Châu Á) đã lợi dụng chức năng này trong kĩ xảo ẩm thực để chế biến các món ăn thêm phần ngon miệng trong các nhà hàng Trung Quốc. Bản thân MSG không phải là một vi chất dinh dưỡng và chỉ có MSG tự do dạng đồng phân L mới là chất tăng vị, còn ở dạng liên kết với protein và lipit thì không có chức năng này. Những thức ăn giàu protein như sữa, thịt, cá… chứa nhiều MSG dạng liên kết. Ngược lại ở rau, quả, củ lại tồn tại ở dạng tự do như  nấm có 0,18%, cà chua 0,14%, khoai tây 0,1%.
Người Nhật lúc đầu phân lập MST từ tảo biển, còn ngày nay MSG được tổng hợp bằng công nghệ lên men.
Mì chính là một gia vị nhà hàng, đôi khi hỗ trợ cho một kĩ thuật nấu ăn tồi, thường bị lạm dụng về liều lượng.
Đã có những phát hiện về di chứng của bệnh ăn nhiều mì chính mà người ta gọi là “hội chứng hiệu ăn Tàu”: Nhẹ thì có cảm giác ngứa ran như kiến bò trên mặt, đầu hoặc cổ có cảm giác căng cứng ở mặt. Nặng thì nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Như vậy mì chính có độc hại không? Đã không ít lần MSG được đem ra bàn cãi ở các tổ chức lương nông thế giới (FAO) Y tế thế giới (WHO). Uỷ ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA). Lần đầu  tiên (1970) được quy định rằng lượng MGS sử dụng an toàn hàng ngày là 0 ®120mg/kg thể trọng, không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Năm 1979 lại được quy định tăng lên là - 150mg/kg thể trọng. Tới năm 1986 JECFA lại xem xét lại và xác định là MSG “không có vấn đề gì”.
Tóm lại, MSG là an toàn trong liều lượng cho phép. Điều đáng lưu ý là mì chính không phải là vi chất dinh dưỡng mà chỉ là chất tăng vị mà thôi
          4. Sô đa là chất là gì ?
Ngày từ thời cổ xưa, người ta đã biết đến thuỷ tinh và xà phòng. Để sản xuất ra chúng ta, phải dùng natri cacbonat (sôđa) khai thác trên bờ của những hồ sôđa ở Châu Phi và châu Mỹ hoặc thu được từ tro của những loài thực vật mọc dưới biển và bờ biển ở châu Âu. Khoảng 150 năm về trước, sô đa bắt đầu được sản xuất bằng phương pháp công nghệ. Một người Pháp tên là LơBlan đã tìm ra qui trình đầu tiên sản xuất sô đa. Nhưng từ năm 1870, phương pháp của người Bỉ tên là Solvay có lợi nhuận lớn hơn đã đẩy lùi được phương pháp của Lơ Blan và năm 1916; nhà máy cuối cùng sản xuất theo phương pháp này đã bị đóng cửa.
Sôđa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó được dùng để sản xuất các chất tẩy rửa và chất làm sạch trong công nghiệp thuỷ tinh và công nghiệp dệt. Trong ngành luyện kim, người ta dùng nó để tách lưu huỳnh ra khỏi sắt và thép; sôđa được dùng trong sản xuất natri silicat, natri photphat và natri aluminat, men sứ, sơn dầu và công nghiệp dược phẩm. Công nghiệp da, cao su, đường; sản xuất thực phẩm, vật liệu nhiếp ảnh cũng cần đến sôđa. Nó là thành phần không thể thiếu trong việc làm sạch nước !
          5. Sợi hoá học là gì ?
Sợi hoá học là sợi tạo thành từ các chất hữu cơ thiên nhiên và các polime tổng hợp.
Sợi hoá học chia làm hai nhóm lớn: sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. Sợi nhân tạo thu được khi chế biến hoá học các polime tạo sợi, thu được nhờ tổng hợp hoá học. Các loại sợi poliamit, polieste, polipropilen và nhiều sợi khác nữa như capron, nilon, lavsan,v.v… là sợi tổng hơp.
Sợi nhân tạo ra đời trước sợi tổng hợp. Ngay từ năm 1853, ở Anh người ta đã đề xuất việc tạo sợi mảnh dài vô tận từ dung dịch nitroxenluloza trong hỗn hợp rượu và ete. Người ta đã sản xuất các loại sợi này trên quy mô công nghiệp, cách đây không lâu lắm vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tơ visco, sản xuất từ năm 1905, đến nay vẫn chưa mất ý nghĩa. Sợi visco thu được từ dung dịch xenluloza đậm đặc trong xút loãng. Từ năm 1910 đến 1920, người ta tiến hành sản xuất công nghiệp từ xenlulozơ axetat.
Lịch sử sợi tổng hợp bắt đầu năm 1932. Lúc đó, ở Đức bắt đầu sản xuất công nghiệp sợi tổng hợp đầu tiên là polivinylclorua dùng vào mục đích kỹ thuật. Khi clo hoá tiếp polivinylclorua ta được nhựa peclovinyl, từ  đó có thể sản xuất ra loại sợi bền về mặt hoá học: sợi clorin. Năm 1930, người ta bắt đầu sản xuất sợi từ nhựa poliamit, là polime tổng hợp tương tự protein. Trong phân tử của chúng, cũng giống như trong protein, có các nhóm amit- CO-NH- lặp lại nhiều lần. Các sợi poliamit đầu tiên là nilon và capron, về một số tính chất còn tốt hơn cả tơ thiên nhiên. Những sợi tổng hợp có bản chất hoá học khác như polieste, poliolefin (trên cơ sở trùng hợp etylen),v.v… cũng xuất hiện.
Vê nguyên lý, công nghệ sản xuất sợi tổng hợp là đơn giản: đùn khối nóng chảy hoặc dung dịch polime qua những lỗ rất nhỏ của khuôn kéo vào một buồng chứa không khí lạnh, tại đây, quá trình đóng rắn xảy ra, biến dòng polime thành sợi. Bằng cách đó, ta thu được sợi capron và nilon.
Chỉ tơ hình thành liên tục được cuốn vào ống sợi.
Nhưng không phải tất cả các loại sợi hoá học đều được sản xuất đơn giản như vậy. Quá trình đóng rắn sợi axetat xảy ra trong môi trường không khí nóng, để đóng rắn chỉ tơ của sợ visco và một loại sợi khác lại xảy ra trong các bể đông tụ chứa các hoá chất lỏng được chọn lọc đặc biệt. Trong quá trình tạo sợi, trên các ống sợi người ta còn kéo căng để các phân tử polime dạng chuỗi trong sợi có một trật tự sắp xếp chặt chẽ hơn (sắp xếp song song nhau). Khi đó, lực tương tác giữa các phân tử tăng lên làm độ bền cơ học của sợi cũng tăng lên. Nói chung, tính chất của sợi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như thay đổi tốc độ nén ép, thành phần và nồng độ các chất trong bể đông tụ, nhiệt độ của dung dịch kéo sợi và của bể đông tụ (hoặc buồng không khí), thay đổi kích thước lỗ của khuôn kéo. Lỗ càng nhỏ thì sợi càng mảnh và lực bề mặt sẽ càng ảnh hưởng nhiều đến tính chất của vải làm từ sợi này. Để tăng những lực đó, người ta thường dùng các khuôn kéo với lỗ có tiết diện hình sao.
Đối với các chuyên gia dệt thì độ dài kéo đứt, do sợi bị đứt dưới tác dụng của trọng lượng chính nó, được xem như một đặc trưng quan trọng về độ bền của sợi. Với sợi bông thiên nhiên, độ dài đó thay đổi từ 5 đến 10km, tơ axetat từ 30 đến 35km, sợi visco tới 50 km, sợi polieste và poliamit còn dài hơn nữa. Chẳng hạn với sợi nilon loại cao cấp, độ dài kéo đứt lên tới 80km.
Sợi hoá học đã thay thế một cách có kết quả các loại sợi thiên nhiên là tơ, len, bông và không ít trường hợp vượt các loại sợi thiên nhiên về chất lượng.
          Sản xuất sợi hoá học có tầm quan trọng lớn lao đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao phúc lợi vật chất cho con người và có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của  nhân dân về các mặt hàng thông dụng: vải, các sản phẩm dệt kim và tơ lông nhân tạo.
          6. Saccarin là chất gì ?
Là chất tinh thể không màu có vị ngọt, ít tan trong nước. Được điều chế từ toluen. Saccarin thương mại là tinh thể muối natri ngậm nước của saccarin, ngọt hơn đường 500 lần. Dùng thay cho đường khi có bệnh tiểu đường. Cơ thể không hấp thụ được saccarin.


 


         
7. Thần sa là chất gì ?
Là khoáng vật thuỷ ngân sunfua HgS, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thuỷ ngân.
          8. Cholesterol là chất gì?
Là một sterol chính có phổ biến trong mô người, động vật và một số thực vật, dưới dạng tự do hay este với axit béo mạch dài là chất cần thiết cho cơ thể (thành phần của protein, huyết thanh, màng tế bào, chất tạo homon giới tính, axit mật…) nhưng nếu có nhiều cholesterol trong máu sẽ tạo điều kiện cho chất béo giàu axit béo no bám vào thành trong của động mạch đến mức có thể ngăn máu không lưu thông.
          9. ADN là chất gì ?
Là những axit nucleic và có phân tử khối lên tới hàng chục triệu đvc (hay u).
ADN là thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể trong nhân tế bào của phần lớn sinh vật, có vai trò quyết định những đặc trưng di truyền bằng cách điều chỉnh sự tổng hợp protein trong tế bào.
          10. Quả ớt và hạt tiêu chứa chất cay là chất gì ?
Chúng có những loại ancaloit khác nhau. Ancaloit là loại hợp chất hữu cơ có chứa nitơ có tính bazơ, thường có nguồn gốc thực vật, đa số có cấu trúc phức tạp, thường là các chất dị vòng.
Ancaloit trong ớt có tên là capsicain. Chất này pha loãng 10 vạn lần vẫn còn rất cay.
Ancaloit trong hạt tiêu là hai chất có tên là chavixin và piperin. Chất chavixin tạo ra vị cay hắc của hạt tiêu.
          11. Cồn khô là chất gì ?
Ở các nhà hàng thường dùng loại cồn khô để đốt thay cho bếp ga khi ăn các món lẩu. Đó chính là cồn được cho vào một chất hút dịch thể, loại bột này hiện được sản xuất vì nhiều mục đích khác nhau: cho vào tã lót, cho vào đất chống trạng thái hạn hán kéo dài, cho vào cồn… thí dụ chất norsocryl của hãng Snow Business có thể biến một lượng dung dịch có trọng lượng lớn hơn chất này tới 500 lần thành chất khô.
12. Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước ?
Là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng ra clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HOCl.
                   Cl2 + H2O ® HOCl + HCl
HOCl có phần tử rất nhỏ, dễ hấp thụ trên màng sinh học của vi sinh vật, phá huỷ protein của màng, cản trở tính bán thâm của màng, thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào và làm chết vi khuẩn, nấm.
HOCl có tính oxi hoá rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, gây chết cho vi sinh vật.
Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.
          13. Bột giặt gồm những chất gì ?
Bột giặt là hỗn hợp dạng bột, xốp bao gồm chất tẩy rửa tổng hợp, chất hoạt động bề mặt cao (thí dụ natri đođexylbenzen sunfunat) sô đa, các phụ gia (tripoliphotphat, cacboximetyl xenlulozơ) chất tẩy trắng, chất thơm...
          14. Bột tẩy là chất gì ?
Là clorua vôi Ca(OCl)2.CaCl2.8H2O, hoặc biểu diễn thành phần chính là CaOCl2. Chất bột trắng, mùi clo, phân huỷ trong nước và trong axit, điều chế bằng cách cho clo tác dụng với vôi tôi.
                   2Ca(OH)2+ 2Cl2 ® Ca(OCl)2+ CaCl2+ 2H2O
          15. Nước Boocđo là gì ?
Là hồn hợp dung dịch đồng sunfat và sữa vôi, dùng làm chất diệt nấm cho cây trồng, nhất là cho cà chua, nho (chữa bệnh xoăn lá do nấm)
          16. Nước cường  toan là gì ?
Là hỗn hợp gồm một thể tích dung dịch axit nitric đặc và 3 thể tích dung dịch axit clohidric đặc. Có tính oxi hoá mạnh, hoà tan được vàng, bạch kim và hợp kim không tan trong các dung dịch axit vô cơ thông thường.
          17. Nước đá khô là gì ?
Là cacbon đioxit CO2ở dạng rắn, khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh. Dùng bảo quản thực phẩm khi chuyển đi xa.
          18. Dầu chuối là chất gì ?
Dầu chuối là este của axit axetic và rượu amylic.
Dầu chuối có công thức là CH3COOC5H11
          19. Thạch aga - aga là chất gì ?
          Aga - aga (chữ  Malaixia nghĩa là rong) là hỗn hợp chất tách ra từ một số loại rong biển, thành phần chủ yếu là polisaccarit (70%). Dung dịch 0,5 - 1,5% trong nước sôi, khi nguội đông tụ lại thành thạch aga - aga được dùng trong hoá học, vi sinh học, công nghiệp thực phẩm (làm mứt, kẹo viên…)
          20. Amiăng là chất gì ?
          Đó là khoáng chất dạng sỏi, có thành phần hoá học là silicat của magic, canxi và một số kim loại khác. Amiăng bền với axit, chịu nhiệt, có thể kéo thành sợi, dệt vải may quần áo chống cháy, dùng làm vật liệu cách nhiệt, cách điện, vật liệu xây dựng như xi măng amiăng. Hiện nay nhiều nước cấm dùng vì chất này có thể gây bệnh ung thư và bệnh phổi.
          21. Apatit là chất gì ?
          Apatit là khoáng chất chứa photpho có công thức chung là Ca5X (PO4)3 (X là F, Cl hay OH) phổ biến nhất là floapatit. Ở tỉnh Lào Cai nước ta trữ lượng apatit lên tới hàng tỉ tấn, Apatit là nguyên liệu chính để sản xuất phân lân, phot pho (dùng trong quốc phòng, làm diêm, thuốc trừ sâu), axit photphoric
          22.Cao su là gì ?
          Cao su là vật liệu có tính đàn hồi (đặc tính có thể biến dạng khi chịu lực bên ngoài tác dụng nhưng lại trở lại hình dạng ban đầu khi lực tác dụng không còn). Cao su có thể bị kéo dãn gấp 10 lần chiều dài ban đầu. Tính đàn hồi của cao su là do tính linh hoạt của các phân tử trong mạch polime. Tuy nhiên trong thực tế, cao su là hỗn hợp các polime, nên nếu lực ngoài tác động quá mạnh thì cao su mất hoàn toàn tính đàn hồi. Vào năm 1839, nhà hoá học Mĩ Charles Goodyear đã phát minh ra kĩ thuật lưu hoá cao su có tác dụng làm tăng đặc tính cơ lí của cao su, do đó mở rộng rất nhiều khả năng ứng dụng của nó.
          Cao su thiên nhiên là poli-cis-isopren được lấy chủ yếu từ cây cao su (Hevea barasiliensis) được trồng nhiều ở Nam Mĩ. Cây cao su được trồng ở nước ta từ năm 1887 và hiện nay được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
          Cao su tổng hợp (Cao su Buna, cao su Buna-S, …) được phát  triển mạnh từ chiến tranh thế giới lần II do sự khan hiếm cao su thiên nhiên. Hầu hết các cao su tổng hợp đều là sản phẩm của công nghiệp dầu mỏ.
          23. Teflon là chất gì ?
          Teflon có tên khoa học là politetrafloetilen (-CF2-CF2-)n.Đó là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hoá chất. Nó bền trong khoảng nhiệt độ rộng từ - 1900C đến + 3000C, có độ bền kéo cao (245 - 315kg/cm3) và đặc biệt có hệ số ma sát rất nhỏ và độ bền nhiệt cao, tới 4000C mới bắt đầu thăng hoa, không nóng chảy, phân huỷ chậm. Teflon bền với môi trường hơn cả vàng và platin, không dẫn điện.
          Do có các đặc tính quí đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡi (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi… để chống dính.
          24. Chất màu azo là chất gì ?
          Từ phenyl amin (anilin) và các arylamin khác, người ta tổng hợp được một loạt (hàng trăm nghìn) chất màu azo làm phần nhuộm khác nhau có công thức chung là : Ar - N = N-Ar
          Tuỳ theo cấu trúc của các gốc aryl (phenyl, naphtyl...) nối với nhóm azo - N = N - mà có được các chất màu azo có màu sắc đỏ, xanh, tím hay vàng khác nhau... đẹp, bền.
          Để tổng hợp chất màu azo, người ta cho một arylamin phản ứng với HNO2HCl ở 0 - 50C thành arylamonihalogenua, rồi phản ứng tiếp với một aren hoạt động (aren có nhóm thế loại một). Ngoài hợp chất màu monoazo (có một nhóm azo) còn có thể tổng hợp các chất màu đi azo (có hai nhóm azo), tri azo (có ba nhóm azo)...
          25. Sợi thuỷ tinh và sợi quang là gì ?
          a- Khi kéo thuỷ tinh nóng chảy qua một thiết bị có nhiều lỗ nhỏ, ta được những sợi có đường kính từ 2 đến 10 mm (1 micromet = 10-6m) gọi là sợi thuỷ tinh.
          Bằng phương pháp li tâm hoặc thổi không khí nén vào dòng thuỷ tinh nóng chảy, ta thu được những sợi ngắn gọi là bông thuỷ tinh. Sợi thuỷ tinh không giòn và rất dai, có độ chịu nhiệt, độ bền hoá học và độ cách điện cao, độ dẫn điện thấp.
          Nguyên liệu để sản xuất sợi thuỷ tinh dễ kiếm, rẻ tiền, việc sản xuất khá đơn giản, nên hiện nay được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực kĩ thuật khác nhau: sản xuất chất dẻo thủy tinh: làm vật liệu lọc; chế tạo vật liệu cách điện: may áo bảo hộ lao động chống cháy, chống axit; lót cách nhiệt cho các cột chưng cất: làm vật liệu liên kết trong chế tạo máy, xây dựng; chế tạo sợi quang v.v..
          b- Sợi quang, còn gọi là sợi dẫn quang, là loại sợi bằng thuỷ tinh thạch anh được chế tạo đặc biệt, có độ tinh khiết cao, có đường kính từ vài micromet đến vài chục micromet. Do có cấu tạo đặc biệt, nên sợi quang truyền được xung ánh sáng mà cường độ bị suy giảm rất ít. Sợi quang được dùng để tải thông tin đã được mã hoá  dưới dạng tín hiệu xung laze. Một cặp sợi quang nhỏ như sợi tóc cũng có thể truyền được 10000 cuộc trao đổi điện thoại cùng một lúc. Hiện nay, sợi quang là cơ sở cho phương tiện truyền tin hiện đại, phát triển công nghệ thông tin, mạng internet điều khiển tự động, máy đo quang học v.v…
          Cáp quang là các sợi quang được bọc các lớp đồng, thép và nhựa.
          26. Thuốc chuột là chất gì ?
          Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì ? Cái gì đã làm chuột chết ? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống nó chết mau hơn hay lâu hơn ?
          Thuốc chuột là Zn3P2 sau khi ăn Zn3 P2 bị thuỷ phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
          Zn3P2 + 6H2O ® 3Zn(OH)2+ 2PH3­
          Chính PH3 đã giết chết chuột.
          Càng nhiều nước đưa vào ® PH3 thoát ra càng nhiều ® chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột chết lâu hơn.
          27. 2,4-D, 2,4,5-T và Đioxin là những chất gì ?
          Vào khoảng những năm 1940 - 1948 người ta phát hiện thấy rằng axit 2,4 - điclophenoxiaxetic (2,4-D) , axit 2,4,5 -triclophenoxiaxetic (2,4,5-T) ở nồng độ cỡ phần triệu có tác dụng kích thích sự sinh trưởng thực vật nhưng ở nồng độ cao hơn chúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ. Từ đó chúng được sản xuất ở quy mô công nghiệp dùng làm chất diệt cỏ phát quang rừng rậm. Trong quá trình sản xuất 2,4-D và 2,4,5-T luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất là đioxin. Đó là một chất cực độc, tác dụng ngay ở nồng độ cực nhỏ (cỡ phần tỉ) , gây ra những tai hoạ cực kì nguy hiểm (ung thư, quái thai, dị tật…).













 







Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam , Đế quốc Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta hàng vạn tấn chất độc màu da cam trong đó chứa 2,4-D , 2,4,5-T và đioxin mà hậu quả của nó vẫn còn cho đến ngày ngay.
28. Đen ailin là chất gì ?
Trang phục màu đen được nhiều người ưa chuộng.
Chất màu đen để nhuộm vải có nhiều loại, trong đó có “đen anilin”. “Đen anilin” được điều chế trực tiếp trong thùng nhuộm vải hoặc sợi, vì nó không tan trong nước. Để điều chế “đen anilin”, người ta cho anilin tác dụng với chất oxi hoá mạnh như KClO3, K2Cr2O7 với chất xúc tác là muối sắt hay đồng.
 Năm 1834, F.F Runge đã xác định cấu tạo của “đen anilin” thuộc loại para - quinonimit:


          29. Thủy tinh hữu cơ plexiglas là chất gì ?
         Polimetyl                                 là loại chất dẻo nhiệt, rất bền,


cứng, trong suốt. Do đó được gọi là thuỷ tinh hữu cơ hay plexiglas. Plexiglas không bị vỡ vụn khi va chạm và bền với nhiệt. Nó cũng bền với nước, axit, bazơ, xăng, ancol, nhưng bị hoà tan trong benzen, đồng đẳng của benzen, este và xeton. Phân tử khối của plexiglas có thể tới 5.106. Plexiglas có khối lượng riêng nhỏ hơn thuỷ tinh silicat, dễ pha màu và dễ tạo dáng ở nhiệt độ cao.
          Với những tính chất ưu việt như vậy plexiglas được dùng làm kính máy bay, ô tô, kính trong các máy móc nghiên cứu, kính xây dựng, đồ dùng gia đình, trong y học dùng làm răng giả, xương giả, kính bảo hiểm… Nhiều cơ sở vật liệu xây dựng coi thuỷ tinh hữu cơ là thuỷ tinh kim loại.
          Nhiều nước sản xuất thuỷ tinh hữu cơ với những tên khác nhau: acripet (Nhật), điakon (Anh), impelex(Mĩ) veđril (Ý)
          30. Tuyết nhân tạo làm từ chất gì ?
          Khi giả làm tuyết rơi ở rạp hát hay phim trường, giới kĩ xảo đều dùng tuyết nhân tạo bằng chất dẻo. Tuy nhiên, khi xong việc, họ không thể thu gom hết chúng, nhất là trên các bậu cửa, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Các nhà hoá học Đức đã tạo ra một loại tuyết mới, rất dễ phân huỷ, vì làm từ…tinh bột khoai tây.
          Sản phẩm này là của Frithjof Baumann và cộng sự ở Viện công nghệ Hoá học Fraunhofer ở Karlsruhe (Đức). Để làm ra nó, người ta có thể dùng tinh bột khoai tây, ngô, thậm chí tảo biển. Khi được phun vào trong không khí, loại tinh bột này hoá thành một dạng bọt xốp, trông giống như tuyết. Tuy nhiên đến lúc này, Baumann vẫn chưa thể làm cho tuyết giả rơi dưới dạng bông, mà chỉ có thể mô phỏng cách rơi của các cụm tuyết lớn. vì thế nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục cải tiến nó.
          Khi được dấp ẩm vừa phải, tuyết khoai tây sẽ dính kết với nhau vừa đủ để đắp người tuyết hay tạo ra các cột băng, còn khi phun đẫm nước, chúng sẽ tan ra. Trong không khí loại tuyết này rơi rất đẹp, nhưng nó không hiện ra trên mặt đất, vì quá nhẹ.
          Các nhà nghiên cứu của viện Fraunhofe đã thử nghiệm chúng trong nhà hát quốc gia ở Karlsruhe, và cung cấp 5 tấn tuyết cho một chương trình khoa học giả tưởng trên ti vi, có tên gọi là hành tinh băng giá.
          31. Chất gây nghiện là những chất gì ?
          Ma tuý dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lí.
          Hoá học đã nghiên cứu làm rõ thành phần hoá học của những chất ma tuý tự nhiên, ma tuý nhân tạo và tác dụng sinh lí của chúng. Từ đó sử dụng chúng như là một loại thuốc chữa bệnh hoặc ngăn chặn tác hại của các chất gây nghiện.
          Ma tuý gồm những chất bị cấm như thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc như moocphin, seduxen, những chất hiện nay chưa bị cấm sử dụng như thuốc lá, rượu…
          Ma tuý có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mẽ hoặc gây ảo giác.
          Ma tuý được phân loại theo nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo hoặc theo mức độ gây nghiện. Sau đây xin giới thiệu một số chất gây nghiện phổ biến.
          · Rượu:Tuỳ thuộc nồng độ và cách sử dụng, rượu có thể tác dụng tốt hoặc làm suy yếu nghiêm trọng sức khoẻ con người. Với nhiều người, uống một lượng nhỏ rượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử trí kém linh hoạt, thần kinh dễ bị kích động gây ra những trường hợp đáng tiếc như tai nạn, hành động bạo ngược…Trong rượu thường chứa một chất độc hại là etanal CH3-CHO, gây nôn nao khó chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.
          · Nicotin:( C10H14N2) có nhiều trong cây thuốc lá. Nó là chất lỏng sánh như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan được trong nước. Khi hút thuốc lá, nicotin thấm vào máu và theo dòng máu đi vào phổi. Nicotin là một trong những chất độc mạnh (từ 1 đến 2 giọt nicotin có thể giết chết một con chó), tính độc của nó có thể sánh với axít xianhiđric HCN. Nicotin chỉ là một trong số các chất hoá học độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói thuốc lá có chứa tới 1400 hợp chất hoá học khác nhau). Dung dịch nicotin trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư khác.
          · Cafein :( C8H10N4O2) có nhiều trong hạt cà phê, lá chè. Cafein là chất kết tinh không màu, vị đắng, tan trong nước và rượu. Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện.
          · Moocphin: Có trong cây thuốc phiện, còn gọi là cây anh túc. Moocphin có tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau đớn. Từ moocphin lại tinh chế được heroin có tác dụng hơn moocphin nhiều lần, độc và rất dễ gây nghiện.
          · Hassish:là hoạt chất có trong cây cần sa còn gọi là bồ đà có tác dụng chống co giật, chống nôn mửa nhưng có tác dụng kích thích mạnh và gây ảo giác.
          · Thuốc an thần như là seduxen, meprobamat… có tác dụng chữa bênh, gây mất ngủ, dịu cơn đau nhưng có tác dụng gây nghiện.
          · Amphetamin : Chất kích thích hệ thần kinh dễ gây nghiện, gây choáng, rối loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.
          Nghiện ma tuý sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí. Thí dụ như: rối loạn tiêu hoá, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma tuý gây truỵ tim mạch dễ dẫn đến tử vong.
          Do đó, để phòng chống ma tuý, không được dùng một số thuốc chữa bệnh quá liều chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc khi không biết tính năng tác dụng và luôn nói không với ma tuý.
          32. Nham thạch do núi lửa phun ra là chất gì ?
          Bên dưới vỏ trái đất là lớp dung nham gọi là macma, ở độ sâu từ 75 km đến khoảng gần 3000 km. Nhiệt độ của lớp dung nham này rất cao (2000 - 25000C) và áp suất rất lớn (tới 1,4 triệu atmotphe). Khi vỏ trái đất vận động mạnh ở những nơi có cấu tạo mỏng, có vết đứt gãy thì lớp dung nham này phun ra ngoài sau một tiếng nổ lớn.
          Macma cấu tạo ở dạng bán lỏng gồm silicat của sắt, của magiê. Dung nham thoát ra ngoài sẽ nguội dần và rắn lại tạo thành nham thạch.
          33. Nguyên tố đất hiếm là gì ?
          Đó là 14 nguyên tố hoá học xếp ở phía dưới của bảng tuần hoàn. Gọi là đất hiếm vì các oxit của chúng rất giống với các oxit khác trong đất, đồng thời chỉ có một số ít các nước có nguồn nguyên liệu chứa các nguyên tố này. Hơp chất của các nguyên tố đất hiếm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thuỷ tinh, gốm sứ, điện tử, vật liệu quang học, vật liệu từ…
          Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Australia… có nhiều nguyên liệu đất hiếm, trong khi đó Anh, Pháp, Nhật lại chưa tìm thấy.
34. Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo ra CO2, phản ứng toả nhiệt. Nhiệt toả ra được tích góp dần, khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
35. Vì sao khi đốt, khí CO cháy còn khí CO2 lại không cháy?
Do trong CO2, nguyên tử C đã có số oxi hoá cao nhất là +4 rồi. Trong CO nguyên tử C mới có số oxi hoá +2, khi tác dụng với O2 nó tăng lên +4.
36. Vì sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg,... bằng khí CO2?
Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2
Thí dụ: 2Mg + CO2 ® 2MgO + C
37. Vì sao không dùng chai thuỷ tinh mà phải dùng chai bằng nhựa (chất dẻo) để đựng dung dịch axit flohiđric HF?
Do axit HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thuỷ tinh vì nó tác dụng được với oxit silic có trong thành phần của thuỷ tinh.
SiO2 + 4HF  ®  SiF4 + 2H2O
Người ta thường lợi dụng tính chất này để khắc chữ lên thuỷ tinh.
38. Vì sao muối thô dễ bị chảy nước?
Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có một ít các muối khác trong đó có magiê clorua. Magiê clorua rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khí và cũng rất dễ tan trong nước.
Magiê clorua có vị đắng. Nước ở một số khe núi có vị đắng là do có hoà tan magiê clorua. Trong nước biển cũng có không ít magiê clorua. Nước còn lại sau khi muối kết tinh ở các ruộng muối gọi là nước ót thì có đến hơn một nửa là magiê clorua. Người ra dùng nước ót để sản xuất xi măng magiê oxit, vậy liệu chịu lửa và cả kim loại magiê.
39. Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số cây) có axit hữu cơ tên là axit fomic. Vôi là chất bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau.
2HCOOH + Ca(OH)2  ®  (HCOO)2Ca + 2H2
40. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2.
as

clorophin
 
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời, cây quang hợp nên hấp thụ CO2 và thải ra O2 (nhớ chất diệp lục)
6nCO2 + 5nH2O                            (C6H10O5)n + 6nO2

41. Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?
Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit.
CaC2 + 2H2O   ®  C2H2 + Ca(OH)2
Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
42. Vì sao người ta thường dùng tro bếp để bón cây?
Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.
43. Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:
NaHCO3 + HCl  ®  NaCl + CO2 + H2O
44. Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?
t0
 
(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.
          (NH4)2CO3                  2NH3­ + CO2 ­ + H2O­
45. Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
Do than củi xốp có tính  hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê.
 làm cho cơm đỡ mùi khê.
46. Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?
Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi.
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi.
47. Vì sao không dùng nước chè khi uống tân dược?
Trong lá chè có chứa 20% tanin và 1 ® 1,5% cafein, các chất này có thể liên kết với một số hoạt chất của tân dược, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc.
48. Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. Khi vắt chanh vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức làm giảm độ PH của dung dịch sữa. Tới PH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương tự như vậy.
49. Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc?
Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhiđric (HCN). Ở dạng tinh khiết axit xianhidric là chất khí mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Nhiệt độ nóng chảy là - 13,30C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. Trong thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật (hạt mận, đào, củ sắn, măng tươi).
Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhiđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhiđric bay hơi. Sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhiđric sẽ bay hơi hết.
Trong công nghịêp axit xianhiđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn hợp khí metan (CH4) và amoniac (NH3), có xúc tác platin. Axit xianhiđric là nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhiđric ở dạng tự do dùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh.
Muối của axit xianhiđric như kali xianua (KCN) dùng trong tổng hợp hữu cơ, trong nhiếp ảnh và để tách kim loại vàng, bạc ra khỏi quặng.
50. Vì sao sau khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?
Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy ? chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chảy sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khi nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.
51. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?
Do bạc tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.
4Ag + O2+ 2H2S ® 2Ag2S + 2H2O
52. Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?
Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần  tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn không bị ôi thiu.
53. Vì sao dùng dao (bằng thép) cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?
Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, nó tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin.
Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước.
Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen đó là do kết quả của nhiều biến đổi hoá học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phenol, các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ bị oxi hoá bởi oxi của không khí biến thành các oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thuỷ tinh sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.
54. Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?
Đó là do ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe3O4 lấp lánh màu lam. Lớp áo màu lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt không bị gỉ và không bị ăn mòn.
Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hidroxit ở nhiệt độ từ 140 -> 1500C. Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng mầu lam, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lí bằng nước xà phòng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.
55. Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu.
Nói chung thuỷ tinh chứa 1->2% sắt thì sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu.
Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.
56. Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?
Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhạy hơn.
Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thuỷ tinh sẫm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo lại gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.

57.Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?
Các bà mẹ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm, điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc, và lớp vỏ là một màng bán thẫm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm.
Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều.
Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.
58. Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ?
Nếu bạn cho một thìa đường glucozơ vào lưỡi trong cảm giác ngọt ngào cảm nhận được còn có cảm giác mát lạnh. Vì sao vậy ? Glucozơ tạo ra một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hoà tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.
59. Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?
Theo các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohiđrat tạo thành chất acylamid, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư.
Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, trực tràng, niêm mạc tử cung.
Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc hại ethinnylestradiol và bisphenol A có trong túi nilong và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai.
60. Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…rất dẻo, dẻo tới mức dính.
61. Vì sao nước mắt lại mặn ?
Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có tới 6g muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được muối từ máu (trong một lít máu có 9 g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.
62. Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khi nhiệt độ vượt quá 10000C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 10000 C có màu đỏ.
63. Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?
Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết.
Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hòa tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.
Khi bị axit nitric loãng dây vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo.
Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.
64. Vì sao vữa trát tường phải sau mấy ngày mới cứng lại được ?
Khi bạn đến một công trường xây dựng bạn sẽ thấy những người thợ xây dùng cát vàng để trộn vữa xây. Loại vữa vôi nhão dẻo này chỉ sau mấy ngày là trở nên hết sức rắn, nhờ đó các viên gạch có thể gắn chặt với nhau bền vững. Điều này được giải thích như sau: Vữa vôi trát tường có chứa vôi tôi [là Ca(OH)2] để trong không khí sau vài ngày do hai biến đổi:
-Vữa vôi là một chất keo, do đó khi nước trong vữa vôi bay hơi một phần Ca(OH)2 sẽ kết tinh trong dung dịch quá bão hoà. Các tinh thể của vôi kết tinh trong chất keo sẽ biến thành một tinh thể rắn chắc.
- Do tác dụng cacbonat hoá, Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí với sự có mặt của nước tạo thành CaCO3 tinh thể.
Hai biến đổi trên đồng thời xảy ra khi vữa vôi tiếp xúc với không khí làm cho vữa trát tường cứng lại.
65. Vì sao hàng ngàn loài hoa có hàng trăm màu sắc khác nhau ? Có phải hàng trăm màu sắc khác nhau ứng với hàng trăm chất khác nhau không ?
Người ta đã phân tích màu sắc của trên 4000 loài hoa và thấy rằng hàng trăm màu sắc khác nhau kia chỉ là sự biến đổi biến đổi của 7 màu cơ bản là đỏ, nâu, vàng, lục, lam, tím và trắng. Trong đó phần lớn sắc màu của hoa là sự biến hoá giữa các màu đỏ, tím và lam. Phần nhỏ hơn là sự biến đổi giữa các màu vàng, nâu và đỏ.
Nghiên cứu kĩ hơn, người ta còn biết rằng trong hoa có chứa một loại chất gọi là “hoa thanh tố”, một hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành bởi benzen và benzopyran màu sắc của nó có thể thay đổi thùy theo sự thay đổi độ PH của dịch tế bào của hoa. Dịch tế bào có tính kiềm hoa có màu lam, có tính axit hoa có màu đỏ còn khi trung tính có màu tím.
66. Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần ?
Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt hồng, buổi chiều màu hồng đậm hơn.
Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các màu trắng, hồng, vàng, da cam, đỏ. Đó là do tác động của chất caroten thay đổi trong thực vật. Sở dĩ có tên như vậy vì lần đầu tiên nó được chiết suất từ củ carot. Ở  dạng tinh khiết nó là những tinh thể màu đỏ rất đẹp.
Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đoá hoa. Trong sữa động vật, trong chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong củ carot (chất màu vàng da cam) Caroten là một hiđrocacbon no và có công thức là  C40H56, trong phân tử có 11 liên kết đôi và 2 vòng no.
67. Vì sao khi tên lửa bắn trúng máy bay ta thấy xuất hiện khói màu nâu ?
Nitơ (IV) oxit NO2được dùng làm chất oxit hoá trong nhiên liệu phóng tên lửa.
Khi tên lửa bắn trúng máy bay thì ở vị trí tên lửa trúng đích xuất hiện đám khói màu nâu. Đó là do trong tên lửa còn dư nhiên liệu là NO2. Khi đầu đạn chạm nổ, đồng thời nhiên liệu dư cũng bốc hơi. Nếu tên lửa không bắn trúng mục tiêu sẽ bay hết đà và tự huỷ, khi đó nghe tiếng nổ và quan sát ta chỉ thấy khối trắng vì lúc này trong tên lửa đã hết nhiên liệu.
68. Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa ?
Đánh giá lượng khí metan hàng năm thoát ra và đi vào khí quyển đang là một thách thức với các nhà khoa học. Những đánh giá này đòi hỏi việc phân tích một lượng khổng lồ các số liệu.
Những nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy có một lượng lớn khi metan sinh ra từ sự thối rữa các vật thể hữu cơ từ ruộng lúa. Người ta ước chứng khoảng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ hoạt động cày cấy !
Người ta đã tiến hành 1300 thí nghiệm trong mùa gieo trồng trong năm 1988 và 1989 ở Giang Châu (Trung Quốc) cho thấy lượng khí metan thoát ra trung bình là 58mg/(m2.h). Con số này ở Châu Âu và Bắc Mĩ là 4 - 6mg/(m2.h)
69. Vì sao có thể biến tro xương thành đá quý ?
Công ty TifGem tại Chicago (Mỹ) có sáng kiến biến tro xương của người quá cố thành những viên ngọc vì trong tro xương có chứa cacbon. Người ta dùng lò sấy siêu nóng để biến tro xương thành than chì, sau đó nén chúng lại để tạo ra những viên kim cương xanh và vàng có giá từ 2700 đô la tới 20.000 đô la.
Thành công của công ty LifeGem sẽ tạo sự thay đổi trong vấn đề tìm nơi an nghỉ cho người quá cố.
70. Vì sao gọi đơteri là nguyên liệu của tương lại ?
Đơteri là một đồng vị của hidrô (). Các hạt nhân của đơteri khi kết hợp với nhau sẽ toả ra một năng lượng rất lớn. Một kilogam đơteri khi kết hợp thành nguyên tử Heli sẽ cho năng lượng tương đương khi đốt 40.000 tấn than.
Phân tử nước nặng do 2 nguyên tử đơteri hoá hợp với một nguyên tử  oxi mà thành.
Trong nước biển, trung bình cứ 6000 phân nước thì có một phân tử nước nặng. Trong một lít nước biển có gần 0,02 gam đơteri. Tổng trữ lượng của đơteri trong nước biển có đến 25.000 tỉ tấn, tương đương với 5000 tỉ tỉ tấn dầu mỏ.
Tại sao nói đơteri là nguyên liệu của tương lai còn hiện tại lại chưa sử dụng được ? Vấn đề ở chỗ là hiện nay chưa nắm được kĩ thuật khống chế phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hạt nhân này.
71. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng đọ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3) . Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường, bột)  và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO3(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ dày.
          NaHCO3 + HCl ® NaCl + CO2 + H2O
Trong công nghiệp, một lượng lớn axit clohiđric dùng để sản xuất các muối clorua và tổng hợp các chất hữu cơ.
Hàng năm trên toàn thế giới sản xuất hàng triệu tấn axit clohiđric
72. Một số dịch lỏng thông thường có độ pH như thế nào ?
Mẫu
pH
Dịch dạ dày
1-2
Nước chanh
2,4
Giấm
3,0
Nước nho
3,2
Nước cam
3,5
Nước tiểu
4,8-7,5
Nước để ngoài không khí
5,5
Nước bọt
6,4 - 6,9
Sữa
6,5
Máu
7,3-7,45
Nước mắt
7,4
73. pH và sự sâu răng liên quan với nhau như thế nào ?
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng :           (1)
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.
Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ  như axit axetic, axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt nhất cho việc sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng, pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:                          .
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường, đánh răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra.
Hợp chất Ca5(PO4)3 F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH.
Trước đây, ở nước ta một số người có thói quen ăn trầu là tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong miếng trầu có vôi tôi Ca(OH)2, chứa Ca2+  và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
74. Cuộc sống ở độ cao và quá trình sản sinh hemoglobin liên quan với nhau như thế nào ?
Quá trình sinh lí bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Sự thay đổi đột ngột về độ cao có thể gây ra đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và khó chịu. Đây là triệu chứng của sự thiếu oxi trong các mô.
Sống ở độ cao vài tuần hoặc vài tháng sẽ dần dần vượt qua được chứng say độ cao và thích nghi dần với nồng độ oxi thấp trong không khí.
Sự kết hợp oxi với hemoglobin (Hb) trong máu được biểu diễn một cách đơn giản như sau:
         
          (Hemoglobin)                 (Oxi hemoglobin)
HbO2 đưa oxi đến các mô. Biểu thức của hằng số cân bằng là :                                              
Ở độ cao 3 km, áp suất riêng phần của oxi vào khoảng 0,14 atm so với 0,3 atm ở ngang mực nước biển. Theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê, nồng độ oxi giảm sẽ làm cho cần bằng trên chuyển dịch sang trái gây ra bệnh thiếu oxi trong các mô. Hiện tượng này buộc cơ thể người phải sản sinh ra nhiều phân tử  hemoglobin hơn và cân bằng sẽ chuyển dịch từ trái qua phải, tạo điều kiện cho việc hình thành oxihemoglobin. Việc sản sinh thêm hemoglobin xảy ra từ từ. Để đạt được công suất ban đầu phải cần tới vài năm. Các nghiên cứu chỉ rằng, các cư dân sống lâu ở vùng cao có mức hemoglobin trong máu cao, đôi khi cao hơn 50% so với những người sống ngang mực nước biển.
75. Thực phẩm được chia thành những nhóm nào ?
Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải ăn. Thực phẩm là những chất mang lại cho cơ thể “nguyên liệu” để sản sinh năng lượng; tạo ra tổ chức tế bào; sinh sản ra các tế bào; hay các chất mới để thay thế và dự trữ khi cơ thể cần.
Vì chất dinh dưỡng không có đồng đều trong thực phẩm nên người ta chia thực phẩm ra làm nhiều nhóm để đảm bảo sự cân đối. Mỹ chia thực phẩm thành 4 nhóm là: bơ - sữa, thị - rau, rau - quả và bánh mì - ngũ cốc. Việt Nam chia 5 nhóm là: gluxit, lipit, protein chất khoáng và vitamin.
76. Cơ thể chúng ta cần những hợp chất hữu cơ thiết yếu nào ?
Cơ thể chúng ta cũng chứa hàng nghìn loại các phân tử hữu cơ và vô cơ nên cũng được sắp xếp thành loại thiết yếu và không thiết yếu để chú ý khi nuôi dưỡng.
Có 24 hợp chất hữu cơ thiết yếu là: 9 amino axit, 2 axit béo và 13 vitamin. Có 15 thành phần thiết yếu vô cơ là: canxi, photpho, iôt, magie, kẽm, đồng, kali, natri, clo, coban, crom, mangan, molipđen và selen (có thể kể cả asen, vanađi và thiếc).
Các chất trên cơ thể lấy từ thực phẩm như amino axit lấy từ thịt, trứng, sữa… axit béo không no lấy từ đậu nành… vitamin lấy từ rau quả như vitamin A trong quả gấc, vitamin C trong quả chanh, cam, bưởi…



77. Cá nóc, gan cóc, mật cá trắm có chứa độc tố gì ?
Cá nóc rất độc vì có chứa độc tố tetraodontoxin, gan cóc và trứng cóc độc vì chứa bufotoxin, mật cá trắm độc vì có một ancol steroit gây độc là 5 a cyprinol…
78. Nên ăn như thế nào ?
Để cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cho cơ thể cần phải biết cách ăn như thay đổi thực phẩm (thường gọi là ăn đổi bữa) và ăn vừa đủ không quá thiếu hoặc quá thừa dinh dưỡng.
79. Thực phẩm ảnh hưởng tới tâm trạng con người như thế nào ?
Ngày nay người ta khẳng định thực phẩm không chỉ có ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng tới tâm trạng con người.
· Thức ăn giàu protein (chất đạm) làm cho bạn vui tươi hẳn lên. Chúng giúp cơ thể sản sinh ra dopamin và norpinephrin làm tăng nhiệt lượng cơ thể khiến cho bạn được tập trung hơn và còn có tác dụng giảm được stress. Nếu như trong bữa ăn sáng và trưa bạn dùng một lượng protein thích hợp sẽ giúp cho bạn tỉnh táo, minh mẫn hơn.
· Thức ăn giàu chất gluxit (chất bột) có tác dụng làm cho bạn đỡ căng thẳng, ít bị stress và thời gian để cơ thể phục hồi sau mệt mỏi ngắn hơn. Khi ăn thức ăn có hàm lượng gluxit cao thì đồng thời cũng tăng lượng amino axit tryptophan đưa đến não, ở đó chúng được biến đổi thành serotonin có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.
· Thức ăn ngọt có tác dụng làm dịu cơ thể. Khi cơ thể tiếp nhận những thức ăn ngọt thì lượng đường trong máu tăng lên, đồng thời phản ứng hoá học của cơ thể cũng được tăng cường, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt kẹo sôcôla có chứa chất phenyletylamin và một số chất khác có tác dụng kích thích hệ thần kinh, gây cảm giác khoan khoái.
· Trái cây như chuối có chứa nhiều chất dopamin và norpinephrin là những sản phẩm của não có tác động mạnh đến cảm giác. Trái táo cung cấp cho cơ thể chất xơ, pectin, nguyên tố bo giúp duy trì độ bền của xương, giữ được phong độ tỉnh táo, linh hoạt.
· Nước khoáng có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trọng con người. Cơ thể chúng ta rất cần nhiều nguyên tố vi lượng. Chẳng hạn, thiếu magie cơ thể dễ bị lâm vào tình trạng trầm uất, bơ phờ, thậm chí còn có thể dẫn đến hôn mê. Ngoài nước khoáng, thức ăn giàu nguyên tố magie là cám, gạo tấm, ngũ cốc.
· Đồ uống có chứa chất cafein có tác dụng làm cho cơ thể hoạt bát, nhanh nhẹn hơn. Song không nên dùng lượng cao vì có thể gây nôn nao, cáu kỉnh và đau đầu. Uống sữa giúp bạn ngủ ngon và tỉnh táo hơn khi thức dậy.
80. Vitamin là bạn hay là thù ?
Năm 1970, nhà hoá học hai lần được giải Nobel là Lainux Pauling (lần thứ nhất vào năm 1901) đã giải thích vitamin C là một chế phẩm vô hại, tốt nhất, có tác dụng thần kỳ, có khả năng chữa khỏi bệnh cảm lạnh. Hàng ngày chỉ cần uống liều từ 1 đến 4 gam vitamin C, nếu cảm nặng hơn thì uống liều cao hơn. Vitamin C chứa axit ascocbic. Axit này tạo thành các tinh thể không màu, dễ hoà tan trong nước, được tổng hợp trong các dạng cây xanh có diệp lục sống trên cạn hay dưới nước. Con người đã mất khả năng tổng hợp axit này từ đường do mất khả năng chế tạo một loại men trong quá trình tiêu hoá.
Gần đây các nhà nghiên cứu đã chứng minh là dùng vitamin C liều cao có khả năng giảm mạnh sức đề kháng của cơ thể chống bệnh cảm lạnh. Họ đã xác định là cơ thể có thể chống lại tình trạng thừa vitamin C, tuy nhiên quá trình thải loại vitamin C vẫn tiếp tục cho đến khi trong cơ thể bắt đầu thiếu hụt trầm trọng vitamin C. Cơ thể càng nhận được vitamin C, thì vitamin C lại càng bị thải loại nhiều. Ở  Canada, năm 1965 đã ghi nhận trường hợp các trẻ sơ sinh đã mắc bệnh thiếu vitamin C, thường gọi là bệnh Scocbut. Người ta thấy rằng các bà mẹ chúng đã uống vitamin liều cao vì nghĩ là sẽ bảo vệ được sức khoẻ thai nhi. Nhu cầu hàng ngày về vitamin C của người khoẻ mạnh dao động từ 0,05 đến 0,1 gam. Trong trường hợp bị cảm lạnh, có thể chỉ nên tăng liều đến 1 gam thôi.
81. Ăn  thế nào để bảo vệ tim mạch ?
Theo các bác sĩ từ thế kỷ XX trước đây cho đến thế kỷ XXI này, bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân tử vong số 1 của loài người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 4 giây trên mặt đất lại có một nhồi máu cơ tim, và cứ 5 giây một tai biến mạch não ! Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, số người chết do bênh tim mạch đang tăng nhanh chóng.
Những bệnh chết người này, dù là bệnh tim như nhồi máu cơ tim hay bệnh mạch như tai biến mạch não, đều có chung một nguyên nhân là vữa xơ động mạch. Phải ngăn chặn được vữa xơ động mạch, mới có thể giảm bớt được tử vong về bệnh tật !  Ăn uống hợp lý chính là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn vữa xơ động mạch, tức là đề phòng nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Cho nên không riêng gì những bệnh nhân tim mạch nên theo, mà cả những người khoẻ mạnh bình thường cũng cần chú ý.
Các nghiên cứu gần đây năm 2000 đưa ra nhiều lời khuyên về ăn uống như sau:
1.Hạn chế các thức ăn có nhiều acid béo bão hoà, vì chúng là các nguyên liệu để cơ thể tổng hợp ra cholesterol xấu(LDL-C). Cụ thể là nên bớt ăn các mỡ động vật, đặc biệt là mỡ bò, mỡ cừu (90% chất béo là acid béo bão hoà); rồi đến bơ sữa. Mỡ lợn, mỡ gà, mỡ chim ít acid béo bão hoà hơn nên cũng không cần kiêng kỹ lắm. Đặc biệt mỡ cá tuy là mỡ động vật, nhưng lại có ít acid béo bão hoà, và nhiều acid béo không bão hoà, nên ăn nhiều để bảo vệ tim mạch. Nên chú ý rằng các dầu thực vật nói chung chứa ít acid béo bão hoà, nhưng có 2 ngoại lệ: dầu dừa và dầu cọ (palm oil) chứa acid béo bão hoà nhiều không kém các mỡ động vật 45%! Các nhà chuyên khoa tim mạch khuyến cáo rằng tỷ lệ acid béo bão hoà không nên quá 10% tổng số calo; ở người tăng cholesterol thì không nên quá 7%.
2. Hạn chế những thức ăn có nhiều cholesterol như bơ (có nhiều trong sữa), trứng, óc, bầu dục, tim, gan, tôm, cua… Không nên ăn quá 300 mg cholesterol mỗi ngày, người đã tăng cholesterol thì không nên quá 200mg.
Trước đây, ăn ít cholesterol là lời khuyên số 1 để giảm bệnh tim mạch. Tuy nhiên các tác giả gần đây không bắt kiêng cholesterol  nghiêm ngặt như ngày xưa và cho rằng một chế độ ăn hạ cholesterol không nhất thiết là một chế độ ít cholesterol. Họ thấy rằng ăn cholesterol không hại bằng ăn các acid béo bão hoà. Thí dụ một lòng đỏ trứng 17 gam chứa 220mg cholesterol, trước kia người ta chỉ cho ăn mỗi tuần không đến 2 quả, thì nay các nhà tim mạch học cho phép ăn mỗi tuần 6 quả;
82. Đối với cơ thể muối iot có vai trò như thế nào ?
Để cơ thể khoẻ mạnh, con người cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ (vi lượng). Iot là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot.
Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có  sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn Thế Giới một phần ba số dân bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam , theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau.
Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em.
Để khắc phục sự thiếu iot, người ta phải cho thêm hợp chất của iot vào thực phẩm như : muối ăn, sữa, kẹo…
Việc dùng muối ăn làm phương tiện chuyển tải iot vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng.
Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường là KI hoặc KIO3 ). Thí dụ: Trộn 25 kg KI vào một tấn muối ăn.
Người ta cũng cho thêm hợp chất iot vào bột canh, nước mắm…
Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thường. Tuy nhiên hợp chất iot có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu chín.
83. Các hợp chất vô cơ chứa kim loại có tác dụng chữa bệnh như thế nào ?
Các loại dược phẩm tuy hầu hết là các hợp chất hữu cơ nhưng người ta cũng nghiên cứu nhiều hợp chất vô cơ để dùng vào việc chữa bệnh.
Bằng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng vật lý của các nguyên tử kim loại như tính phóng xạ, tính thuận từ…người ta có thể phân tích cơ chế tác dụng của các loại thuốc, đặc biệt là vai trò của các nguyên tử kim loại. Điều này không những cho phép hiểu được tính năng, tác dụng của chúng mà còn cho phép tìm tòi có định hướng các loại thuốc mới.
84. Có phải hợp chất chứa platin chữa ung thư ?
Từ những năm 1965 người ta đã nhận thấy hoạt tính ức chế sự phát triển của các vi khuẩn của chất cisplatin và đã thử dùng chất này để chữa bệnh ung thư ở người.
Ngày nay các chế phẩm chứa platin thuộc những thuốc hiệu quả nhất và được sử dụng để chữa ung thư cấp. Cách thuốc chứa platin được dùng để chữa ung thư như: ung thư buồng trứng, ung thư ruột, ung thư phổi…
Tuy cisplatin là một tác nhân chống ung thư tốt nhưng quá độc. Vì vậy người ta tìm cách bào chế ra những thuốc mới vẫn giữ được hoạt tính đó nhưng ít độc hơn.
Việc thử hoạt tính chống ung thư của hàng loạt chất khác nhau và những nghiên cứu động học về sự thế phối tử cho thấy rằng khi thay đổi phối tử hoạt tính chống ung thư vẫn được duy trì, còn độc tính thì liên quan trực tiếp tới độ linh động của phối tử bị thế. Phát hiện này đưa đến việc điều chế hàng loạt dẫn xuất malonat với độ linh động thấp hơn so với cisplatin, trong đó cacboplatin đã được chọn để đánh giá lâm sàng. Kết quả thử nghiệm hoàn toàn xác nhận các dự đoán. Từ 1984 cacboplatin đã được phép sử dụng ở Anh và nhiều nước khác.
Khoảng 10 chế phẩm platin khác đã được thử nghiệm lâm sàng ở các nước khác nhau. Trừ tetraplatin các chất còn lại đều là phức chất của Pt (II) với các nhóm bị thế có độ linh động thấp hơn ở cisplatin.
85. Có phải hợp chất chứa vàng chữa viêm khớp ?
Các hợp chất của vàng đã được dùng để chữa bệnh từ những năm 1920 nhưng người ta vẫn chưa rõ cơ chế tác dụng của chúng.
Có nhiều bằng chứng về hiệu quả chữa bệnh của các hợp chất chứa vàng nhưng người ta vẫn lo ngại về độc tính của chúng. Có người còn đề nghị chấm dứt việc sử dụng các hợp chất của vàng để chữa bệnh viêm khớp.
Giải thích cơ chế tác dụng của vàng, một số tác giả cho rằng vàng bao vây các nhóm thiol hoạt động. Một số khác chỉ ra rằng vàng ức chế việc sinh sản các dạng oxi hoạt động như ion peroxit các gốc hyđroxyl và peroxyl ở màng và dịch tế bào.
Gần đây các nhà hoá học vô cơ đã điều chế được hợp chất Auranofin chứa các phối tử tạo phức bền và có tính ái mỡ, có thể dùng làm thuốc uống, có tác dụng tương tự như các thuốc tiêm.
86. Có phải hợp chất chứa gali chữa máu tăng canxi ?
Ở Mỹ người ta đã cho phép dùng galinitrat  Ga (NO3)3 để chữa bệnh máu tăng canxi ác tính. Việc này xuất phát từ kinh nghiệm thu được khi dùng một đồng vị của gali trong chuẩn đoán bệnh xương. Người ta nhận thấy rằng ngoài các u xương, gali cũng tập trung cả ở một số u khác, nhất là trong bạch huyết.
Những nghiên cứu nhằm xác định sớm các khối u cùng với việc quan tâm dùng các hợp chất của kim loại làm tác nhân chống ung thư đã thúc đẩy ý định thử hoạt tính chống ung thư của Ga(OH)3 không phóng xạ trên chuột. Từ kết quả nghiên cứu trên chuột, người ta bắt đầu nghiên cứu trên người. Kết quả thử nghiệm trên bệnh nhân bị bệnh máu tăng canxi cho thấy thuốc có hiệu quả trong việc đưa mức canxi trong máu trở lại bình thường và không có phản ứng phụ. Sự rút canxi từ xương được ức chế trực tiếp.
87. Có phải hợp chất chứa bitmut chữa viêm loét đường tiêu hoá ?
Các hợp chất của bitmut đã được dùng để chữa các rối loạn ở đường tiêu hoá (dạ dày, ruột), từ khoảng 2 thế kỷ nay.
Gần đây mối quan tâm lại tăng lên khi vào năm 1982 người ta phát hiện ra vi khuẩn H.pylori trong màng dạ dày của bệnh nhân viêm dạ dày.
Một loại thuốc dựa trên bitmut là antacid đã tỏ ra có hiệu quả trong việc chữa loét dạ dày, có lẽ do tác dụng diệt khuẩn chọn lọc của nó. Về mặt hoá học hiệu quả giữa chống loét có thể là do dung dịch keo của bitmut xitrat bị kết tủa trong môi trường axit của dạ dày dưới dạng oxiclorua và oxixitrat. Do sự kết tủa nên lớp màng bảo vệ được hình thành sẽ ngăn cản sự khuyếch tán ngược lại của ion H+ và do đó kích thích sự tái tạo biểu mô.
Hiện nay thuốc này được sử dụng rất rộng rãi trong chữa bệnh viêm loét đường tiêu hoá và so với các loại thuốc khác thì bệnh ít bị tái phát hơn. Đó có thể là do sự triệt tận gốc vi khuẩn H.pylori của thuốc.
88. Có phải hợp chất chứa kim loại dùng chuẩn đoán và chữa bệnh bằng tia phóng xạ.
Trong y học hạt nhân người ta chuẩn đoán bệnh bằng cách đưa một hạt nhân bức xạ g vào cơ thể, sau đó dùng một máy dò để ghi nhận sự phân bố của đồng vị phóng xạ để xác định vị trí mang bệnh và trạng thái của nó. Hạt nhân phóng xạ hay được sử dụng nhất là tecnixi. Tính ưu việt của nó là ở chỗ nó phát ra photon g thuần nhất thuận lợi cho việc ghi nhận mà không bị nhiễu bởi các tia ab có hại. Chu kỳ bán huỷ của nó là 6 giờ vừa đủ để ghi nhận mà bệnh nhân không phải chịu bức xạ quá lâu. Mặt khác tecnexi được sản xuất khá dễ dàng trong các lò phản ứng hạt nhân nên tương đối rẻ và dễ kiếm. Nhiều chế phẩm y học phóng xạ của tecnexi được điều chế từ sau năm 1980 đã được xác định cấu tạo khá tỉ mỉ và dùng để chuẩn đoán bệnh tim hay xác định bệnh não v.v.. Một trong những thành công gần đây là điều chế được progestin chứa tecnexi đánh dấu để chuẩn đoán ung thư vú.
Các ion kim loại có giá trị lớn trong y học nhờ tính thuận từ. Cộng hưởng thuận từ là phương pháp chuẩn đoán quan trọng dựa trên sự khác nhau về tốc độ hồi chuyển proton của nước trong các mô khác nhau và chuyển các sự khác nhau này thành những thông tin cần thiết giúp chuẩn đoán bệnh.
89. Hoá học với bảo quản rau quả như thế nào ?
Bảo quản rau quả sau khi thu hoạch là một việc rất quan trọng nhằm chống hư hỏng và giảm sút chất lượng.
- Dùng các hoá chất để chống nảy mầm và diệt vi sinh vật gây hư hỏng rau quả. Chẳng hạn như để chống nảy mầm cho khoai tây, hành, cà rốt và một số rau, củ khác, người ta thường dùng chế phẩm MH- HO (hidrazit của axit malic), phun dung dịch 0,25% lên cây ngoài đồng, 3-4 tuần lễ trước khi thu hoạch. Người ta còn chống nảy mầm khoai tây bằng ancol nonilic (C9H19OH) ở dạng hơi.
- Để bảo quản bắp cải người ta phun chất diệt nấm pentaclonitrobenzen lên bắp cải trước khi xếp vào kho.
- Để bảo quản chuối tươi, cam tươi người ta phun thuốc diệt nấm topsin - M.
Trong những năm gần đây, chất diệt nấm được dùng nhiều là benlate (C14H18H4O3).
Ở Cộng hoà Liên Bang Đức đã sản xuất chế phẩm bảo quản quả tươi có tên thương mại là protexan. Protexan là chất lỏng không mùi, không vị và không độc nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Người ta nhúng quả vào dung dịch protexan rồi hong khô, dung dịch bốc hơi và tạo thành màng mỏng bảo vệ ở ngoài vỏ quả. Màng protexan có tác dụng giảm tổn thất khối lượng quả trong quá trình bảo quản, giảm cường độ hô hấp, làm chậm quá trình chín nên có thể bảo quản quả lâu dài hơn, giữ nguyên hương vị tự nhiên và thành phần dinh dưỡng của quả.
90. Hoá học với chế biến rau quả như thế nào ?
- Các qui trình công nghệ để chế biến rau quả thành các dạng sản phẩm khác nhau như đồ hộp, sấy khô, rượu vang quả.. đều cần đến một số hoá chất.
+ Để tăng hiệu quả cho quá trình rửa sạch nguyên liệu và máy móc, thiết bị của nhà máy hoa quả người ta dùng các hoá chất có tính sát trùng mạnh hoặc có tác dụng tẩy rửa cao. Rửa nguyên liệu thì dùng các hoá chất có chứa clo hoạt động như clorua vôi. Để rửa máy móc, thiết bị và làm vệ sinh nhà xưởng người ta dùng dung dịch xút hoặc natricacbonat.
+ Để bóc vỏ các loại quả khó bóc vỏ như mậm, cà chua, màng múi cam, quít hoặc một số quả, củ có vỏ mỏng như cà rốt, khoa tây… người ta dùng dung dịch NaOH. Nhúng các loại quả, củ này vào dung dịch NaOH nồng độ 1-2% ở 70 - 800C trong thời gian từ 10-300 giây (tuỳ loại quả, củ) thì vỏ sẽ tróc hết. Sau đó sửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Bằng cách này, các múi cam, quít và quả sẽ sạch hết vỏ mà vẫn giữ nguyên hình trạng ban đầu.
+ Để ngăn ngừa sự biến đổi màu rau, quả khi chế biến như chuối bị thâm đen, cà chua mất màu đỏ tươi, cùi vải thiều mất màu trắng đẹp… người ta dùng các chất chống oxi hoá như SO2, axit ascobic (Vi tamin C) axit xitic.
+ Để tăng hương vị cho nước quả, quả đóng hộp người ta dùng axit xitric (axit chanh) hoặc axit malic (axit táo). Với rượu quả người ta dùng axit xitrtic, axit tactric (axit nho).
Với dưa chuột, cà chua, giá đỗ xanh… thì không thể thiếu axit axetic. Rau dầm giấm (giấm là dung dịch axit axetic 5%, vị chua) cùng với đường, muối ăn và gia vị tạo cho sản phẩm có hương vị chua - ngọt rất đặc trưng và hấp dẫn. Axit axetic còn có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật, giữ cho sản phẩm bảo quản được dài ngày.
Trong chế biến rau quả, rất cần chế biến các dạng bán chế phẩm để dự trữ nguyên liệu khi mùa thu hái rộ.
Để bảo quản bán chế phẩm rau quả người ta dùng các hoá chất có thể tạo ra SO2 hoặc dùng axit benzoic, axit sobic và muối của chúng.
Khi dùng SO2 để bảo quản bán chế phẩm, người ta nói bán chế phẩm đã được sunfit hoá. Hàm lượng SO2 có tác dụng bảo quản là 0,1 - 0,2%. Axit benzoic hoặc natri benzoat có  tác dụng diệt vi sinh vật mạnh đối với các loại cà chua. Hàm lượng để có tác dụng diệt vi sinh vật là 0,05 - 0,1%. Dùng với hàm lượng cao hơn sẽ làm cho sản phẩm có vị nồng, chát do hoá chất gây ra.
Axit sobic là chất bảo quản các bán chế phẩm rau quả có nhiều ưu điểm hơn so với SO2 hoặc axit benzoic vì nó không gây độc cho người sử dụng và không tạo ra hương vị lạ cho sản phẩm. Sản phẩm càng chua (độ PH càng nhỏ) thì tác dụng diệt vi sinh vật của axit sobic càng mạnh.
91. Thành phần các muối trong nước biển như thế nào?
Thành phần muối
Trong 1 kg nước
Tỉ lệ %
NaCl
27,2
77,8
MgCl2
3,8
10,9
MgSO4
1,7
47,0
CaSO4
1,2
3,6
K2SO4
0,9
2,5
CaCO3
0,1
» 0,3
MgBr2 và các thành phần khác
0,1
» 0,2
Tổng số
35,0
100

Muối trong nước biển:
70% bề mặt trái đất là biển. Tỉ lệ giữa muối và nước trong nước biển là khoảng 3/100 tức là có 3% muối trong nước biển.
92. Ở đâu có cung điện bằng muối?
Sâu hơn 100 m dưới lòng đất trong núi, mỏ muối ở Ba Lan có một cung điện làm bằng muối. Công trình này được tạo dựng từ thế kỷ 17. Các chỉnh thể điêu khắc, giá đèn chùm treo trần và cả đến các gian phòng đều được làm bằng muối.
93. Làm thế nào để có con bướm bằng muối kết tinh?
Uốn dây thép thành hình con bướm và quấn bông sợi quanh dây thép rồi đặt vào nước muối đậm đặc. Nước muối từ từ bay hơi và đầu các sợi bông xuất hiện các tinh thể muối. Đợi cho tinh thể muối xuất hiện ở khắp các sợi bông, ta lại chuyển sang nước muối đậm đặc khác. Sau khoảng 10 ngày ta có con bướm bằng muối kết tinh, trông rất đẹp.
94. Dùng muối làm kem que như thế nào?
Nhiệt độ của nước đá là 00C. Nếu cho muối ăn vào nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 00C. Lợi dụng tính chất này để làm kem que như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hoà tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que.
95. Vì sao nước biển có muối?
Biển cả là "quê hương" của muối. Muối ăn (NaCl) chiếm 85% các loại muối hoà tan trong nước biển. Giả sử nếu chúng ta tách được tất cả muối khỏi nước biển rời rải đều trên lục địa thì lớp muối sẽ cao tới 153 m. Còn làm bay hơi toàn bộ nước biển thì đáy biển sẽ có lớp muối dày tới 60 m.
Để tìm hiều nguồn gốc của muối trong nước biển các nhà khoa học đã tốn nhiều công sức từ việc phân tích, so sánh nước biển và nước sông, cho đến nghiên cứu đất đá sau cơn mưa, thậm chí còn nghiên cứu hàng loạt núi lửa nữa. Cuối cùng họ đã phát hiện ra bí mật của muối biển. Hoá ra, đại dương trong quá trình lâu dài hình thành lúc ban đầu đã hoà tan tất cả các loại muối khoáng. Đồng thời nham thạch thông qua quá trình phong hoá (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và vi sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng sông để ra đại dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả.
96. Biển Chết nằm ở đâu?
"Biển Chết" nằm ở biên giới Palestin và Jordan, gọi là "biển" nhưng thực ra "Biển Chết" chỉ là cái hồ khá lớn.
Mặt bắc của "Biển Chết" có sông Jordan chảy vào, còn mặt Nam là cửa sông Hasa. Biển chết không hề có đường nước thông với bất kỳ đại dương nào. Từ bao đời nay nước hồ chưa bao giờ chảy ngược về hai con sông trên. Nước trong hồ có nồng độ muối ngày càng cao, do nằm trong khu vực có  khí hậu cực nóng, nên nước hồ bốc hơi rất nhiều mà lượng muối lại không hề giảm đi. Hiện nay hàm lượng muối của Biển Chết đã đạt đến 23 ® 25%, tức cứ 10 kg nước hồ thì có 2 kg muối. Đây cũng là nước hồ có hàm lượng muối cao nhất thế giới. Do hàm lượng muối cao nên sức đẩy của nước khá lớn đến mức có thể nằm vừa phơi nắng vừa đọc báo trên mặt biển. Vì hàm lượng muối quá cao nên trừ vài loài rong tảo ra chẳng có sinh vật nào có thể tồn tại được. Cây cỏ trên bờ hồ cũng chỉ lơ thơ, thưa thớt còn quanh hồ hiếm khi chẳng có bóng người. Vì vậy chẳng có cái tên nào thích hợp hơn cái tên "Biển Chết".
97. Chất lượng nước ở các nguồn khác nhau như thế nào?
Nước bay hơi tích tụ trong khí quyền là khá sạch. Khi trở về trái đất dưới dạng mưa hoặc tuyết rồi di chuyển trên mặt đất hoặc ngấm qua đất về phía biển, nước sẽ có thêm tạp chất mà nồng độ và bản chất khác nhau tuỳ vùng, và tuỳ giai đoạn của chu trình.

Nước mưa.
Tuy khá tinh khiết nhưng nước mưa vẫn chứa các khí, một số muối tan và cả những chất rắn không tan có thể có trong khí quyển.
Nước trên mặt đất (sông suối)
Nước mưa chảy trên mặt đất có thể chứa axít vì ngoài việc đã hấp thụ một số khí có tính axít trong khí quyển (như SO2, CO2) nó còn hoà tan các axít cacboxylic và cacbon đioxit sinh ra do quá trình phân huỷ thực vật. Ngoài ra nó còn hoà tan được các muối khoáng gặp trên dòng chảy. Nước axít này sẽ hoà tan được các muối và khoáng gặp trên dòng chảy. Nước axit này sẽ hoà tan được một số quặng theo phản ứng sau:
KAlSi3O8(r) + 2H+(aq) + 9H2O(1) ® 2K+(aq) + 4H4SiO4(aq) + Al2Si2O5(OH)4(r)
   (fenspat)                                                                               (Cao lanh)
Do vậy nước mất dần tính axit.
Nước trên mặt đất còn có thể bị ô nhiễm bởi vi sinh vật nữa.
Nước biển:
Nồng độ các ion tan trong nước biển lớn hơn nhiều so với nước trên mặt đất và nước ngầm:
Các nguyên nhân là:
- Nước biển bay hơi liên tục, trở lại dưới dạng mưa và mang theo chất tan
- Nước đi càng xa mới đến biển sẽ càng hoà tan nhiều muối.
- Những lượng lớn quặng được đưa từ bề mặt quả đất tới các đại dương dưới dạng macma.
Mọi nguyên tố hoá học đều có trong các đại dương nên đại dương được coi như một kho quặng lớn nhất thế giới. Nước đại dương chứa khoảng 40 triệu tấn chất rắn tan trong mỗi kilômet khối nước.




Nguyên tố
Số tấn/km3
Nguyên tố
Số tấn/km3
Nguyên tố
Số tấn/km3
Clo
22.000.000
Inđi
23
Bạc
0,2
Natri
12.000.000
Kẽm
12
Lantan
0,2
Magie
1.600.000
Sắt
12
Kripton
0,2
Lưu huỳnh
1.000.000
Nhôm
12
Neon
0,1
Canxi
450.000
Molipđen
12
Cađimi
0,1
Kali
44.000
Selen
4
Vonfram
0,1
Brom
75.000
Thiếc
3
Xenon
0,1
Cacbon
32.000
Đồng
3
Gemani
0,1
Stronti
9.000
Asen
3
Crom
0,05
Bo
5.600
Urani
3
Thori
0,05
Silic
3.400
Niken
2
Scanđi
0,05
Flo
1.500
Vanađi
2
Chì
0,02
Agon
680
Mangan
2
Thuỷ ngân
0,02
Nitơ
590
Titan
1
Gali
0,02
Liti
200
Antimoan
0,5
Bitmut
0,02
Rubiđi
140
Coban
0,5
Niobi
0,01
Photpho
80
Xesi
0,5
Tali
0,01
Iot
68
Xeri
0,5
Heli
0,01
Bari
35
Ytri
0,2
Vàng
0,005

98. Làm mưa nhân tạo như thế nào?
Nước tồn tại trong mây dưới dạng hơi, dạng lỏng và dạng tinh thể. Thông thường ở 00C nước đóng băng, nhưng trong những đám mây, dù ở -200C, các hạt nước nhỏ li ti vẫn ở thể lỏng. Chỉ khi nhiệt độ hạ xuống - 400C, nước trong đám mây mới kết tinh hoàn toàn. Số lượng tinh thể nước trong mây phụ thuộc vào các  "hạt nhân kết tinh" là các hạt băng chứa trong đó, còn gọi là "mầm kết tinh".
Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện tinh thể bạc iotua (AgI) có cấu tạo rất giống cấu tạo của các hạt băng nên có thể dùng làm "mầm kết tinh". Chỉ với 1g AgI đã tạo ra được từ 1012 ® 1016 trung tâm kết tinh, làm ngưng tụ một lượng nước lớn ở dạng khí tạo ra mưa hoặc tuyết.
Bạc Iotua là một hoá chất rất đắt, vì vậy các nhà hoá học đã nghiên cứu tìm các chất thay thế rẻ tiền hơn đó là chì Iotua (PbI2); 1,5 - đioxinaftalen; nước đá khô (CO2 rắn) và nhiều chất hữu cơ khác.
Dùng các chất trên làm mưa với điều kiện là trên trời đã có sẵn những đám mây. Người ta dùng máy bay để rắc các chất trên vào mây.
Nhờ phương pháp này người ta đã cứu một vụ gieo trồng bị hạn khi sắp thu hoạch, tăng độ ẩm khi mùa màng bị lâm nguy hoặc bắt một cơn mưa sớm để có bầu trời quang đãng trước ngày hội lớn.
Có những kì olympic mùa đông, người ta đã dùng phương pháp này để làm tăng lượng tuyết lên từ  10 ® 15%. Nếu tính được hướng gió và xác định đúng địa điểm rắc hoá chất, có thể làm mưa ở những điểm cháy rừng, khi ngọn lửa mới bùng lên. Bộ lâm nghiệp nước CHLB Nga đã nhiều lần cứu hàng nghìn hecta rừng Xiberi khỏi thần lửa.
99. Làm thế nào để ngăn ngừa mưa đá?
Rắc vào đám mây những "hạt nhân kết tinh" không những "thay trời làm mưa" mà còn ngăn ngừa được mưa đá, những hạt băng đang lớn dần chuẩn bị cho mưa đá, không lớn lên được nữa do những "mầm kết tinh" bằng hoá chất tranh cướp độ ẩm. Các hạt băng nhỏ li ti nhiều hơn, nhưng không đạt đến kích thước của hạt mưa đá. Trên đường rơi xuống mặt đất chúng bị tan ra và trở thành cơn mưa bình thường.
Hiện nay đã có những ra đa khí tượng dự báo sự hình thành những đám mây chứa những hạt băng. Các tên lửa và đạn chứa hoá chất được điểu khiển để bắn trúng đích. Nhờ vậy mà nhiều vùng rộng lớn ở các nước tiên tiến đã tránh được sự tàn phá của mưa đá đối với mùa màng.
100. Làm thế nào để phá tan sương mù?
Sương mù, thủ phạm gây ra những vụ tai nạn đường thuỷ, đường bộ và đường không.
Người ta rắc hoặc bắn vào khói sương mù các loại hạt nặng có tính hút ẩm như muối ăn (NaCl) trộn với xi măng mịn, các chất hoạt động bề mặt, các chất tích điện...
Những hạt nước lơ lững, dày đặc trong sương mù khi gặp "mầm kết tinh" sẽ đông tụ khiến mật độ của chúng trong không khí giảm dần và cuối cùng rơi xuống dưới dạng những hạt nước.
Bên cạnh phương pháp hoá học, người ta còn dùng các phương pháp khác. Ở Mỹ, người ta phá sương mù bằng máy bay trực thăng. Cánh quạt của máy bay hút dòng không khí khô ở các lớp tầng cao xuống xua tan sương mù. Sân bay Orly của Pháp phá sương mù bằng luồng không khí nóng do một hệ thông tua bin đẩy ra, hướng vào đường băng.
101. Làm tan giông bão như thế nào?
Để làm tan giông bão người Nga dùng máy bay rắc vào đám mây những hạt bột nặng (cát, xi măng) khiến đám mây nhanh chóng bị tan ra. Người Mỹ rắc lên đám mây những sợi chỉ nilon mạ kim loại. Sự phóng điện kiểu hồ quang trong điện trường gây ion hoá không khí, tăng độ dẫn điện và làm dịu đi sự phóng điện của các điện tích và nhờ vậy có thể triệt tiêu sấm chớp.
Các nhà khí tượng học rắc các chất kiết tinh vào những đám mây giông, phân bố lại năng lượng và làm giảm sức phá hoại của các trận bão. Chẳng hạn ở Mỹ với trận bão Dally năm 1979, bằng cách "xử lý" này người ta đã làm tốc độ gió giảm đi 1/3.
Các nhà hoá học cũng dùng những chất hoạt động bề mặt để can thiệp vào thời tiết do làm thay đổi tính chất của bề mặt nước và đất. Dùng một lượng nhỏ rượu béo đa chức tạo lớp màng cực mỏng trên mặt biển làm giảm mạnh lượng nước bay hơi và ngăn chặn được sự hình thành những đám sương mù nguy hiểm bao phủ cảng, nhất là vào mùa lạnh.
Rắc những hạt mồ hóng trên mặt đất, điều chỉnh được tỉ lệ hấp thụ tia bức xạ, làm thay đổi chế độ nhiệt tại một vùng rộng lớn.
Nhìn chung các phương pháp hoá học tác động vào thời tiết còn rất đắt, không kinh tế vì thế chưa được sử dụng rộng rãi.
Con đường chế ngự thời tiết còn rộng mở, đang chờ đợi các nhà hoá học trẻ tìm ra các phương pháp tác động mới, các hoá chất mới có hiệu quả cao hơn, rẻ hơn và khả thi hơn.
102. Thế nào là mác xi măng?
Xi măng có nhiều mác khác nhau: 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Mác xi măng chỉ tải trọng (tính bằng kg lực/cm2) mà xi măng đã hoá rắn có thể chịu được không bị biến dạng sau 28 ngày từ khi trộn với nước.
103. Đánh giá chất lượng xăng như thế nào?
Xăng dùng cho các loại động cơ thông dụng như ô tô, xe máy là hỗn hợp hiđrocacbon no ở thể lỏng (từ C5H12 đến C12H26). Chất lượng xăng được đánh giá qua chỉ số octan là phần trăm các ankan mạch nhánh có trong xăng. Chỉ số octan càng cao thì chất lượng xăng càng tốt do khả năng chịu áp lực nén tốt nên khả năng sinh nhiệt cao. n-Heptan được coi là có chỉ số octan bằng zero còn 2,2,4-trimetylpentan được quy ước có chỉ số octan bằng 100. Các hiđrocacbon mạch vòng và mạch nhánh có chỉ số octan cao hơn các hiđrocacbon mạch không nhánh. Xăng có chỉ số octan thấp như MOGAS 83 thường phải pha thêm một số phụ gia như tetraetyl chì (C2H5)4 hoặc lưu huỳnh. Các phụ gia này giúp làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu nhưng khi thải ra không khí gây ô nhiễm môi trường, rất hại cho sức khoẻ con người. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu dùng xăng A90 hoặc A92 là loại xăng có chỉ số octan cao - những loại xăng này không cần phải thêm các phụ gia nên đỡ độc hại và ít gây ô nhiễm môi trường.

104. Bình chữa cháy hoạt động như thế nào?
Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất, nên người ta dùng những bình tạo khí CO2 để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, một số kim loại có tính khử mạnh, thí dụ Mg, Al,... khi đốt nóng cháy được trong khí CO2:
105. Đất đèn đã được sử dụng trong những ngành kinh tế quốc dân nào ?
Đất đèn là một hoá chất có rất nhiều công dụng. Nó được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, sản suất hàng tiêu dùng và nhất là làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá chất.
106. Đất đèn được sản xuất từ khi nào?
Cuối thế kỷ 19, đất đèn (có trong thành phần chính là CaC2) mới chỉ được sản xuất ở 12 nước trên thế giới. Thời gian này, đất đèn chủ yếu dùng để thắp sáng. Dựa vào các phản ứng sau:
Cho đến năm 1911 vẫn còn tới 965 thành phố sử dụng đất để thắp sáng đường phố vào ban đêm.
Trong nhiều năm trước đây, ở nước ta, đất đèn được sử dụng để thắp sáng trong các hầm lò khai thác và vận chuyển than. Ngư dân một số vùng ven biển dùng đất đèn vào việc thắp sáng để đánh bắt cá, tôm do độ dáng của ngọn đèn đất tương đương với bóng điện có công suất 60 - 80 W. Ở nông thôn nước ta, trong nhiều năm trước đây người ta cũng dùng đất đèn để thắp sáng trong những dịp có đình đám hoặc lễ tết.


107. Đèn xì oxi - axetilen dùng để làm gì?
Khí axetilen sinh ra khi cho đất đèn tác dụng với nước được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi - axetilen để hàn cắt kim loại do nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 30000C.
Để sản xuất được một chiếc xe đẹp người ta phải dùng tới 3 kg đất đèn.
Việc hàn, cắt kim loại bằng đèn xì oxi - axetilen được sử dụng khi đóng mới hoặc sửa chữa các con tàu sông, biển hay xây dựng, sửa chữa các cây cầu, các công trình xây dựng.
Khi cần cắt, phá các con tàu đã bị hư hỏng để tận dụng sắt, thép cũ phục vụ cho ngành luyện cán thép người ta cũng dùng đèn xì oxi - axetilen.
108. Khí axetilen đã được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các chất hữu cơ như thế nào?
Khi công nghiệp chế biến hoá học dầu mỏ chưa phát triển (cho đến khoảng năm 1950) thì khí axetilen sản xuất từ đất đèn là nguyên liệu chính của công nghiệp sản xuất các hợp chất hữu cơ.

Xúc tác
 
+ Người ta cho khí axetilen tác dụng với khí hiđroclorua để được vinyl clorua, sau đó trùng hợp vinyl clorua thành polivinyl clorua.
C H º CH + HCl                               CH2 = CH - Cl



Xúc tác

t0
 
 
n CH2 = CH                                                - CH2 - CH -
              Cl                                                      Cl     n
Polivinyl clorua (PVC) được coi là chất dẻo vạn năng. PVC dùng để sản xuất ra màng mỏng, bao bì, da giả, thùng đựng hoá chất, sợi chịu hoá chất, các cấu kiện xây dựng... Để sản xuất 1 tấn PVC phải dùng từ 17 - 2 tấn đất đèn.
+ Cũng trên cơ sở cho khí axetilen tác dụng với khí hiđroclorua người ta đã có các công nghệ tiếp theo chuyển đổi thành butadien để sản xuất cao su nhân tạo và hàng loạt monome có giá trị công nghiệp như acrilonitril, vinylaxetat, este của axit  acrylic,...
Trùng hợp vinylaxetat rồi thuỷ phân người ta thu được polivinyacol. Từ polime này kéo thành sợi bền, đẹp, chịu được hoá chất và thời tiết, có độ hút ẩm cao được gọi là vinylon. Như vậy axetilen là nguyên liệu quan trọng để giải quyết tốt vấn đề mặc.
109. Khí axetilen được dùng để sản xuất muội than như thế nào?
Người ta còn dùng khí axetilen từ đất đèn để sản xuất muội than gọi là muội axetilen.
Sau khi loại bỏ các tạp chất, khí axetilen được chứa vào bồn lớn rồi dùng nhiệt độ cao để phân huỷ axetilen tạo ra cacbon (C) tinh khiết. Muội axetilen là nguyên liệu cao cấp dùng cho các ngành điện tử, sơn, mực in, chế tạo thép cứng, chổi than, chế biến cao su,... Ngành sản xuất pin tiêu thụ rất nhiều muội than, bình quân để sản xuất 1 triệu chiếc pin R20 phải cần từ 2,7 ® 3 tấn muội than axetilen. Nhà máy đất đèn Tràng Kênh (Hải phòng) là cơ sở đầu tiên trong nước sản xuất muội than axetilen để cung cấp cho ngành pin và các ngành kinh tế khác.
110. Trong nông nghiệp đất đèn dùng để làm gì?
· Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để rấm quả xanh, kích thích quả mau chín và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để rấm dứa, chuối, cà chua... vào dịp cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Người ta xử lý nõn cây dứa bằng đất đèn, cây dứa sẽ cho quả to đồng đều, thơm ngon, tỉ lệ đường cao và nhất là làm cho dứa ra hoa kết quả trái vụ.
Đất đèn còn dùng để sản xuất phân đạm canxi xiânmit (CaCN2) dùng bón cho các loại cây trồng như lúa và nhất là bông. Hàng năm hãng DENKA của Nhật Bản dùng từ 300.000 đến 500.000 tấn đất đèn để xản xuất phân bón canxi xianamit.

lò điện
 
· Một sản phẩm phụ nữa mà ngành sản xuất đất đèn là khí cacbon oxit (CO). Đó là một khí công nghiệp có giá trị, có thể dùng để chế biến hoá học hoặc làm nhiên liệu:
                                     
  CaO        +        3C                          CaC2 + CO
vôi sống         than cốc
111. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin mặt trời thế nào?
Người ta dùng chất liệu là những tế bào silic để làm pin mặt trời (pin quang học). Từ một tinh thể silic, người ta cắt ra thành phiến nhỏ, phiến này có tính dẫn điện N (âm). Trên bề mặt có dán lớp tạp chất Bo (B) có tính dẫn điện P (dương). Giữa P - N có lớp phân cách mỏng. Trên bề mặt hai lớp P - N được gắn điện cực dẫn điện ra ngoài.
Nguyên tắc hoạt động: Lớp P có những lỗ rất nhỏ để ánh sáng chiếu tới lớp N. Các tia nắng cung cấp năng lượng vào lớp N khiến vô số electron tách ra khỏi nguyên tử lớp silic khuyếch tán và tích tụ ở điện cực ( - ) hình thành điện tích âm. Còn lớp P do tác dụng của ánh sáng luôn tạo thêm những điện tích dương và tích tụ ở bản cực ( + ). Nếu khép 2 mạch điện cực sẽ có dòng điện.
112. Làm nến màu như thế nào?
Ngày tế (tết dương lịch và âm lịch) nếu chúng ta có hàng nến với ngọn lửa lung linh, đủ màu sắc để đón giao thừa thì hay biết mấy.
Xin mách bạn cách làm ra những cây nến màu. Thân nến màu đỏ, ngọn lửa cũng có màu đỏ. Thân nến màu xanh, ngọn lửa cũng có màu xanh,... và còn toả ra mùi thơm quyến rũ nữa.
Cách làm:
· Thân nến làm bằng parafin, có thể mua parafin tại các cửa hàng hoá chất hoặc mua loại nến rẻ tiền để lấy parafin.
· Chất tạo màu cho thân cây nến là những chất màu có thể tan trong parafin nóng chảy như metyl xanh (màu xanh) auramin (màu vàng), rodamin, eosin (màu đỏ),...
Cũng có thể tạo mầu cho thân cây nến bằng cách đơn giản hơn là dùng phấn mầu để bôi lên cây nến.
· Bấc nến làm bằng sợi bông, sợi lanh,... không dùng sợi tổng hợp. Để bấc cháy không có tàn cần tẩm bấc bằng dung dịch natri borat hoặc natri photphat rồi phơi khô.
· Chất tạo màu cho ngọn lửa là các muối vô cơ.
Hoà tan riêng từng muối vô cơ vào nước để được dung dịch bão hoà. Tầm bấc vào dung dịch muối bão hoà rồi phơi khô.
Khi cháy ngọn lửa sẽ có màu như sau:
· KCl hay KNO3            :         Màu tím (bởi K+)
· NaCl hay NaNO3                  :         Màu vàng (bởi Na+)
· LiCl hay LiNO3           :         Đỏ thắm (bởi Li+)
· CaCl2 hay Ca(NO3)2    :         Đỏ gạch (bởi Ca2+)
· BaCl2 hay Ba(NO3)2    :         Xanh nõn chuối (bởi Ba2+)
· CuCl2 hay CuSO4                       :         Xanh da trời (bởi Cu2+)
113. Làm nến thơm như thế nào?
· Chất thơm: Dùng nước hoa hay tinh dầu có thể hoà tan vào parafin khi nóng chảy.
Khi đã chuẩn bị xong parafin để làm thân cây nến có màu và có mùi thơm; bấc nến tẩm dung dịch muối vô cơ tạo màu cho ngọn lửa, ta tiến hành đổ khuôn để đúc thành cây nến.
Khuôn nến  có thể dùng các ống bằng kim loại hay chất dẻo đã có sẵn hoặc gò bằng sắt tây.
Đặt bấc vào khuôn, sao cho đúng tâm rồi cố định phía dưới và phía trên. Nấu chảy parafin rồi đổ vào khuôn. Để nguội và tháo khuôn.
Parafin nóng chảy ở 50 - 550C nhưng cần đun quá nhiệt độ này. Thường đổ khuôn ở 60 - 650C. Nếu đổ khuôn ở nhiệt độ thấp hơn, parafin sẽ đông cứng nhanh và bề mặt nến không nhẵn. Ở nhiệt độ cao hơn, độ nhớt quánh của parafin thấp làm nó dễ chảy quả các khe hở của khuôn.
Có thể đúc cây nến có nhiều màu, mỗi khúc một màu hoặc có vân bằng cách đúc từng khúc hay trộn lẫn các màu.
Cũng có thể dùng một chất để vừa tạo màu cho thân cây vừa tạo màu cho ngọn lửa. Thí dụ như:
+ Nến xanh lá cây: Dùng Crom (III) oxit. Màu ngọn lửa cũng xanh lá cây do ion Cr3+. Điều chế chất này bằng cách nhiệt phân muối amoni đicromat hoặc nung nóng natri đicromat với lưu huỳnh.
+ Nến vàng: Dùng natri cromat làm màu cho thân nến. Ngọn lửa cũng vàng nhờ ion Na+.
Trong những ngày lễ lớn chúng ta được xem những màn pháo hoa rực rỡ, muôn màu. Pháo hoa cũng được chế tạo theo nguyên tắc trên.
114. Thế nào là hiệu ứng nhà kính ?
Chúng ta rất hay nghe thấy cụm từ “Hiệu ứng nhà kính”, vậy hiệu ứng nhà kính là gì ? Đó là hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2. Khí CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại (bức xạ nhiệt) của mặt trời và cho các tia có sóng l từ 50.000 đến 100.000 A0 đi qua đến mặt đất. Những bức xạ nhiệt phát ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140.000A0 bị khí cacbonic hấp thụ mạnh và phát trở lại trái đất làm Trái Đất ấm lên. Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thuỷ tinh ở các nhà kính dùng để trồng cây, ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”.
Người ta cho rằng nếu trong khí quyển của hành tinh chúng ta không có lượng khí CO2 thì nhiệt độ ở mặt đất thấp hơn hiện tại là 210C. Ngược lại nếu CO2 tăng gấp đôi so với hiện tại nên nhiệt độ sẽ tăng thêm 40C. Ở sao Kim, lượng CO2 gấp 60.000 lần ở Trái Đất nên nhiệt độ trung bình của sao Kim là 4250C.
Chú ý rằng nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 10C đã ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất lương thực của thế giới. Nguyên nhân của sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển là việc sử dụng nhiên liệu trong nhà máy nhiệt điện và các nhà máy khác, là việc phá rừng. Vì vậy vì lợi ích chung hãy bảo vệ lấy rừng - lá phổi của Trái Đất !!!
115. Tầng ozon đang bị suy giảm như thế nào ?
Trên tầng cao của khí quyển, các mặt đất gần 25 km có một lớp ozon dầy, gọi là tầng ozon. Nó có tác dụng ngăn không cho tia cực tím chiếu trực tiếp xuống Trái Đất.
Do phản ứng:              hÖ  l : 1600 ®2400 A0
Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học phát hiện thấy ở một số khu vực tầng ozon bị bào mòn, thậm chí có chỗ bị thủng - gọi lỗ thủng tầng ozon.
 Tầng ozon bị thủng sẽ không còn tác dụng ngăn tia cực tím - nghĩa là tia cực tím sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất gây ra nhiều bệnh ngoài da cho con người và động vật (ví dụ như ung thư da,…)
Nguyễn nhân do một số khí như: freon (CFC), các oxit nitơ. Các freon, là các hợp chất Clorofloro cacbon, ví dụ như CFCl3, CF2Cl2, được dùng rộng rãi làm chất đẩy trong bình phun, chấy gây lạnh trong tủ lạnh và máy điều hoà nhiệt độ và chất gây xốp cho chất dẻo. Dưới tác dụng của các bức xạ mặt trời (l : 1900 ® 2250A0 ) chúng thúc đẩy quá trình biến đổi O3® O2
116. Màn khói giết người đã xảy ra ở đâu ?
Ngày 5 tháng 12 năm 1952, nước Anh (nước được mệnh danh là xứ sở của sương mù) tại Luân Đôn đã xẩy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế giới. Việc giám sát môi trường cho thấy hàm lượng khí SO2cao tới 3,8mg/m3, gấp 6 lần và nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m3 gấp 10 lần so với ngày thường. Dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng 4, 5 ngày đã có hơn 4000 người chết trong đó phần lớn là trẻ em và người già, hai tháng sau lại có trên 8000 người nữa chết.
Nguyên nhân của “màn khói giết người” ở thành phố Luân Đôn là do khói than của các nhà máy quyện vào với sương mù buổi sớm mùa đông gây ra.
117. Khí clo đã được dùng làm vũ khí ở đâu và khi nào ?
Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2 ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nước Bỉ) xuất hiện một đám khói màu vàng lục xuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều gió tiến dần đến phòng tuyến quân Pháp. Đó là khói của 150 tấn clo chứa trong 5830 thùng điều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vào không khí. Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đám khói clo đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp. Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghê gớm. Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí để thở. Khi quân Đức tới nới họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợt nằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất dịch màu vàng nhạt. Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí clo đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương.
118. Axit xitric có ở đâu ?
Trong thiên nhiên axit xitric có trong các loại quả chua (chanh, tai chua), trong một số loại lá cây (bông, thuốc lá, thông).

Axit xitric có công thức hoá học là


Tinh thể có màu trắng, tnc = 1530C, dễ tan trong nước. Axit xitric là sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình trao đổi các axit tricacboxylic trong cơ thể.
Axit xitric dùng làm chất bảo quản, chất tạo vị trong công nghiệp thực phẩm. Trong nghiệp thực phẩm, axit xitric chiếm hàng đầu trong số các axit hữu cơ. Axit xitric còn được dùng trong dược phẩm và các chất tẩy giặt
119. Viên kim cương lớn nhất ngân hà nằm ở đâu ?
Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện ra một ngôi sao kim cương có đường kính 1500 km, cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng được gọi là “Lucy”
Lucy hay BPM37093 có lõi đặc, nóng của một ngôi sao cổ đã từng chiếu sáng giống như mặt trời. Tuy nhiên, ngôi sao cổ này đã nguội, và co lại. Các nhà thiên văn thường gọi nó là: “Sao lùn trắng”. Gần đây các nhà thiên văn phát hiện ra rằng: các vì sao không chỉ toả sáng mà còn “ngân vang” giống như một chiếc chuông khổng lồ. Đo những rung động này, người ta có thể nghiên cứu thành phần bên trong của Lucy. Từ đó, họ phát hiện ra rằng cacbon bên trong Lucy đã cứng lại tạo nên khối kim cương lớn nhất ngân hà.
Từ đó, các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng, Mặt Trời của chúng ta, khi tàn lụi trong vòng 5 tỉ năm nữa sẽ kết tinh tạo ra viên kim cương khổng lồ ở trung tâm Thái dương hệ.
Metcalfe nói: “Mặt Trời của chúng ta sẽ trở thành một viên kim cương vĩnh hằng”.
120. Ai phát minh ra thép không gỉ ?
Đó là nhà khoa học Anh H.Brearley. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến vũ khí, đặc biệt là vấn đề nòng súng bị mài mòn rất nhanh. Ông đã thử pha crrom vào thép, song chưa vừa ý nên bèn quẳng vào đống sắt gỉ ngoài phòng thí nghiệm.
Rất lâu sau ông thấy mẫu thử ấy vẫn sáng lóng lánh trong khi đống thép gỉ hết cả.
Năm 1913 H.Brearley đã nhận được bằng phát minh độc quyền của nước Anh. Ông đã sản xuất thép không gỉ trên qui mô lớn và trở thành “người cha của thép không gỉ”
121. Ai được trao giải Nobel hoá học đầu tiên ?
Đó là nhà hoá học Hà Lan Jacobus H.Van’t Hoff (1852 - 1911) ông được nhận giải Nobet vào năm 1901. Cho đến năm  2005 đã có 148 nhà khoa học được giải Nobel hoá học.
122. Ai được giải Nobel hoá học năm 2004 ?
Hai nhà khoa học người Israel Aaron Ciechanover và Avram Hershko và một nhà khoa học người Mỹ Irwin Rose, đã nhận giải Nobel hoá học 2004 với số tiền 1,36 triệu USD cho công trình của họ liên quan tới cách thức cơ thể tìm ra những protein không thích hợp để tiêu diệt và tự bảo vệ mình khỏi bệnh tật.
Từ đầu thập niên 1980, ba nhà khoa học trên đã phát hiện ra một trong những quá trình có tính chu kỳ quan trọng nhất của tế bào: quá trình thoái hoá protein, quá trình này được kiểm tra tới từng chi tiết, protein nào không thích hợp sẽ được “đóng dấu” bằng một phân tử đặc biệt được gọi là “nụ hôn thần chết”. Những protein được “dán nhãn chết” này sẽ được đưa vào “giỏ rác’ của tế bào gọi là proteasomes, ở đây chúng bị phân ra từng mảnh nhỏ và bị huỷ diệt. Phân tử làm “nhãn” này được gọi là ubiquitin.
Khi việc thoái hoá protein này diễn ra không đúng, con người sẽ bị ung thư. Kiến thức về protein điều tiết ubiquitin sẽ giúp người ta bào chế thuốc chống một số loại bệnh.
123. Ai được giải Nobel hoá học năm 2005 ?
Đó là 3 nhà hoá học : Robert H.Grurbbs (Mĩ)
Richard Schorock (Mĩ) và Yves ChanVin (Pháp). Ba ông đã phát triển phương pháp hoán vị trong tổng hợp hữu cơ. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử C liên kết với nhau và liên kết với các nguyên tử của các nguyên tố khác theo một trật tự nhất định. Trong phản ứng hoán vị, các liên kết đôi bị phá vỡ hoặc tạo thành do sự đổi chỗ giữa các nhóm nguyên tử nhờ những chất xúc tác đặc biệt. Phương pháp hoán vị có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp tổng hợp cũ như ít phản ứng hơn, cần ít nguyên liệu hơn, tạo ra ít chất thải hơn… Giải Nobel hoá học năm 2005 gồm tấm séc 1,3 triệu USD (chia đều cho 3 người) huy chương Nobel và bằng chứng nhận.
124. Ngũ vị là những vị nào và do chất gì sinh ra ?
Ngũ vị gồm: chua, ngọt, đắng, cay, mặn.
- Vị ngọt do đường sinh ra, đường là nguồn nhiệt lượng chủ yếu cho cơ thể con người. Vị ngọt có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, giải độc, làm giảm sự căng thẳng cho cơ bắp.
- Vị chua do axit hữu cơ sinh ra. Vị chua có tác dụng kích thích sự thèm ăn, tăng sức mạnh cho gan, nâng cao khả năng hấp thụ photpho, can xi.
- Vị đắng chủ yếu do kiềm hữu cơ trong đồ ăn sinh ra, có tác dụng điều tiết gan, thận, lợi tiểu.
- Vị cay chủ yếu do kiềm ớt sinh ra. Vị cay kích thích sự co bóp dạ dày, tăng cường sự tiết dịch tiêu hoá.
- Vị mặn chủ yếu sinh ra từ muối ăn (NaCl). Vị mặn có tác dụng giữ cân bằng áp lực thẩm thấu giữa huyết dịch và tế bào, điều tiết quá trình trao đổi muối, nước của cơ thể.
125. Đậu tương được sử dụng như thế nào ?
Từ đậu tương người ta chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như tương, đậu phụ, sữa đậu nành…
Những hạt đậu tương có hàm lượng những chất dinh dưỡng rất cao, chúng cung cấp canxi, sắt và vitamin nhóm B cũng như chất đạm nhiều hơn hầu hết các loại thực phẩm khác.
126. Loại rau nào được sử dụng nhiều nhất trên thế giới ?
Từ năm 1993, khoai tây đã đánh bại các loại rau khác trong đĩa thức ăn của nhiều nước ở châu Âu. Khoai tây còn là món ăn cung cấp chất cacbohyđrat như cơm và bánh mì.
127. Vì sao không nên pha sữa đậu nành với trứng gà hoặc đường đỏ ?
Sữa đậu này có giá trị dinh dưỡng rất cao, có tất cả 8 loại gốc axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức khoẻ. Axit béo không bão hoà trong sữa đậu ngoài tác dụng ngăn không cho mỡ đóng tầng trong cơ thể còn có tác dụng làm đẹp da mặt. Vitamin B1 trong sữa đậu có tác dụng phòng chống bệnh phù. Tuy sữa đậu là loại đồ ăn tốt như vậy nhưng cũng cần phải biết cách dùng.
- Không được hoà sữa đậu với trứng gà vì chất abumin trong lòng trắng trứng dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa đậu thành những chất khó hấp thu với cơ thể người, làm mất đi giá trị dinh dưỡng.
- Không được pha sữa đậu với đường đỏ vì axit hữu cơ trong đường đỏ có thể kết hợp với protein trong sữa đậu, sinh ra những chất khó hấp thu với cơ thể người. Với đường trắng thì không có hiện tượng này.
128. Có phải ăn cà rốt có tác dụng chữa bệnh ?
Cà rốt không chỉ là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một vị thuốc có nhiều công hiệu.
Những nhân viên vô tuyến điện nên ăn nhiều cà rốt, bởi chất carôten trong cà rốt có thể chuyển hoá thành vitamin A làm cho mắt người sáng hơn, phòng được các bệnh khô mắt, quáng gà.
Gần đây các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra rằng ăn nhiều càrốt sẽ có khả năng phòng chống bệnh ung thư.
129. Gừng có những công dụng gì ?
Trong ăn uống gừng có nhiều công dụng như:
- Chống lạnh cho thức ăn có tính lạnh như bầu bí, các loại cải, các món thuỷ sản (ốc, cua, cá), gia cầm ( ở miền Nam, vịt luộc phải chấm nước mắm gừng), gia súc như thịt trâu, thịt bò… ốc hấp gừng là món đặc sản.
- Làm dậy mùi thơm ở bánh mứt, chè, rượu, bia…
- Chống nhiễm vi sinh vật (dưa, kim chi…)
Trong phòng chữa bệnh, gừng có nhiều tác dụng:
-  Chữa cảm lạnh, rối loạn tiêu hoá
- Trong gừng có chất jamical có tính diệt nấm, mecin có tính diệt khuẩn.
- Làm giảm mỡ máu, hạ thuyết áp, kích thích tiêu hoá... Do gừng có nhiều công dụng nên có câu dao:
"Chua, cay, mặn, ngọt đã từng.
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau"

130. Những chất dinh dưỡng nào có trong sữa bò ?
Sữa gồm có chủ yếu là nước và những giọt chất béo rất nhỏ phân tán trong nó. Sữa chua khi để yên thì chất béo sẽ nổi  lên mặt và có thể nhìn thấy được như một lớp kem.
Sữa là một thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin và khoáng chất ~ 0,7%; chất đạm ~ 3,3%; chất béo ~ 3,8%; cacbohyđrat ~ 4,7% và nước ~87,5%.
Sữa không béo là sữa mà phần lớn chất béo đã bị loại ra khỏi sữa bằng máy. Sữa không béo tốt cho sức khoẻ hơn vì nó có ít calo và ít chất béo hơn.
131. Kem được tách ra khỏi sữa bằng cách nào ?
Kem được làm bằng cách gạn thành phần kem ra khỏi sữa. Ngày nay kem thường được làm bằng máy.
Kem đặc chứa nhiều chất béo 48% cao hơn món kem tráng miệng (38%) và kem có ít chất béo (18%).
Thành phần của kem gồm: Vitamin và chất khoáng ~ 0,5%; chất đạm ~1,5%; chất béo (48%); cacbohyđrat ~2% và nước ~ 48%.
132. Bơ được làm như thế nào ?
Ngày nay chiếc máy làm bơ cổ truyền đã được thay bằng một cỗ máy phức tạp. Nó làm những giọt chất béo trong kem dính lại với nhau để làm thành bơ. Sữa bơ, một sản phẩm phụ được lọc bỏ. Sau đó bỏ được cắt ra và gói vào giấy kim loại hoặc giấy phủ sáp ong.
Thành phần của bơ gồm: Vitamin và chất khoáng ~1,5%; chất đạm ~0,5%; chất béo ~83% và nước ~15%.


133. Làm phomat như thế nào ?
Biến sữa thành phomat là một phương pháp cổ truyền để bảo quản sữa. Trong suốt quá trình này sữa được làm cho hơi chua. Một loại enzim đặc biệt gọi là rennet được thêm vào và chất này kết chất đạm trong sữa đặc lại thành sữa đông đặc. Sản phẩm lỏng, gọi là nước sữa, được loại bỏ còn lại phomat được đỗ khuôn để chín tới. Các loại phomat được làm chín và thêm hương vị bằng nhiều cách khác nhau.
Trong phomat có: vitamin và chất khoáng ~ 3%; chất đạm ~26% chất béo ~33% và nước ~ 38%.
134. Làm sữa chua như thế nào ?
Một loại vi khuẩn vô hại có trong sữa, gọi là khuẩn sữa nó tạo ra axit lactic            ở nhiệt độ ấm. Vi khuẩn lên men sữa, nhờ đó tạo
thành sữa chua. Thường cho thêm đường và trái cây để tăng hương vị và sự bổ dưỡng của sữa chua.
Thành phần của sữa chua gồm: Vitamin va chất khoáng ~ 2% ; chât đạm ~ 5%; chất béo ~0,5%; cacbonhyđrat ~12%; nước ~ 80,5%.
135. Bánh mì chứa những chất dinh dưỡng nào ?
Bánh mì là loại thưc phẩm chủ yếu trên thế giới. Bánh mì được làm từ bột lúa mì, nước và men. Bột bì nhão được đặt trong một nơi nóng, ẩm để men sản sinh chất khí làm bôt mì nhão dậy lên. Bột mì nhão có thể làm ra cả trăm loại hình dạng bánh khác nhau.
Thành phần của bánh mì gồm: Vitamin và chất khoáng ~1%; chất đạm ~9%; chất béo ~2%; cacbohyđrat ~ 42%;  nước ~ 38% và chất xơ ~ 8%.
136. Trứng chứa những chất dinh dưỡng nào ?
Chúng ta ăn nhiều loại trứng chim từ những cái trứng nhỏ bé của chim cút đến cái trứng khổng lồ của đà điểu. Tất cả chúng đều giàu chất đạm, vitamin và chất  khoáng, đặc biệt là chất sắt. Lòng đỏ trứng là một kho dinh dưỡng.
Màu sắc, hình dáng những quả trứng của các loài chim khác nhau thì khác nhau và không liên quan đến chế độ dinh dưỡng của chim.
Khi trứng được nấu lên, chất đạm sẽ đông đặc lại. Bằng cách dùng những thành phần hoặc cách chế biến khác nhau, trứng được làm thành rất nhiều món ăn trên khắp thế giới.
137. Ai đã phát minh ra mì ăn liền ?
  ăn liền do một người Nhật tên là Antohaiacưphưcư phát minh vào năm 1958. Không bao lâu sau, mì ăn liền đã nhanh chóng được sử dụng ở Nhật Bản và được quảng bá ra toàn thế giới. Mỗi sợi mì ăn liền dạng túi dài khoảng 65cm, mỗi gói có khoảng 79 sợi. Như vậy tổng chiều dài các sợi mì trong 1 gói là 51m. Hiện nay, Nhật Bản sản xuất 454.700 vạn suất mì ăn liền dạng gói, cốc, bát mỗi năm.
138. Vì sao rau quả thường được ngâm giấm ?
Một số thức ăn, thường là rau quả được ngâm vào giấm và sau đó đóng vào một cái chai kín gió.  Giấm là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ 5%. Nó ngăn được sự phát triển của vi khuẩn cho nên thức ăn được bảo quản.
Hành và dưa chuột là những thức ăn được ngâm giấm thường gặp.
139. Chất béo không calo là chất gì ?
Về mặt năng lượng, 1 gam chất bột cũng như một gam chất đạm cung cấp 4 calo, còn 1 gam chất béo cung cấp 9 calo.
Tháng 1 năm 1996, cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép dùng loại dầu nhân tạo olestra trong chế biến thực phẩm.
Trong phân tử đường, người ta tạo thành các polieste bằng 6 axit béo liên kết với gốc gluxit. Liên kết này rất bền, không có một chuyển hoá hoá sinh nào phá vỡ được. Khi vào hê thống tiêu hoá của cơ thể, phân tử tổng hợp này tuy có đầy đủ tính chất vật lí như chất béo thông thường nhưng không tham gia trao đổi chất, không chuyển hoá, tương tư như các chất xơ.
Một số loại bánh trước đây phải rán bằng dầu, mỡ nay thay bằng olestra thì giá trị calo của chiếc bánh giảm một nửa mà ăn vẫn béo ngậy như rán bằng mỡ.
140. Thực phẩm nào dùng cho các nhà du hành vũ trụ ?
Các nhà du hành vũ trụ phải ăn những thức ăn sấy khô - đông lạnh. Những thực phẩm sấy khô - đông lạnh rất nhẹ nhưng vẫn giữ được hình dạng và màu sắc của chúng. Mùi vị của chúng không được thơm ngon bằng thức ăn tươi nhưng chúng là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng dồi dào.
141. Cần chú ý gì để tránh ngộ độc chì ?
Các đồ dùng bằng gốm có hàm lượng chì cao khi gặp chất có tính axit trong sữa bò, cà phê, bia, nước đường, nước hoa quả, nước rau thì lớp chì ở phần màu sẽ dần dần bị ăn mòn và hoà tan vào đồ ăn. Qua ăn uống, chì sẽ xâm nhập vào cơ thể, khi nó đã tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ gây ra những chứng bệnh do ngộ độc chì như: hôn mê, đau đầu, suy nhược cơ thể, lú lẫn đau khớp.
Để tránh bị ngộ độc chì, ta không nên dùng các đồ đựng thức ăn bằng sứ có màu vàng, màu lam và màu hồng. Chỉ nên dùng loại sứ không màu hay các đồ gốm mà mặt ngoài trơn nhẵn; vì các đồ đó chứa rất ít chì, hầu như không đáng kể.
Để cẩn thận, khi mua đồ đựng thức ăn bằng gốm về nên ngâm vào giấm ăn trong một thời gian dài để khử chì.
142. Cần chú ý gì khi dùng đồ nhôm ?
Đồ nhôm hầu như đã được phổ biến trong mọi gia đình ở mọi quốc gia trên thế giới. Người ta ưa đồ nhôm vì nó sạch sẽ, nhẹ, đẹp mắt, tiện lợi mà lại rẻ tiền.
Nhôm có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già.
Bệnh lú lẫn và các bệnh não khác ở người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hoá còn có thể do sự “đầu độc vô tình” của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não của người già bị mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm (Al3+) nếu cứ dùng đồ nhôm trong thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội để ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy hại tới toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Vì thế không nên dùng đồ nhôm để đựng thức ăn, không nên ăn món ăn đựng trong đồ nhôm để qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn có trộn trứng gà và giấm.
143. Cần chú ý gì khi ăn rau cải trắng ?
Cải trắng là loại rau rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng nhưng nó cũng đồng thời chứa một lượng khá lớn muối của axit nitric (HNO3). Nếu sau khi đã nấu chín rồi để trong thời gian quá dài do tác dụng của vi khuẩn, muối của axit nitric sẽ biến thành muối của axit nitrơ (HNO2) là chất dễ gây ra ung thư. Vì thế không nên ăn rau cải trắng đã nấu chín để qua đêm. Sau khi đã nấu chín nên cho thêm vào rau một ít giấm ăn để tăng tác dụng dự phòng.
144. Làm thế nào để tránh bị dị ứng khi ăn dứa ?
Dứa vừa có vị chua, vừa có vị ngọt, có mùi thơm hấp dẫn và lượng dinh dưỡng cao.
Trong dứa có một chất anbuminoit có tác dụng làm tăng cường sự phân giải protein vì thế sau khi ăn nhiều thịt cá có lượng protein quá cao, khó tiêu thì nên ăn một ít dứa để kích thích tiêu hoá.
Chứng dị ứng dứa là do chất anbuminoit trong dứa gây ra. Chất này làm tăng tính xuyên thẩm cho niêm mạc của dạ dày, dẫn đến hiện tượng protein trong đường ruột thấm vào máu do đó gây ra chứng dị ứng.
Triệu chứng của dị ứng dứa như nôn mửa, đau bụng, da bị phát ngứa lưỡi miệng bị tê, ra mồ hôi, hít thở khó khăn...
Để tránh dị ứng dứa, sau khi đã gọt vỏ cắt dứa thành miếng nhỏ, thả vào nước muối nhạt ngâm một lúc hoặc cho vào nước sau đó làm tăng nhiệt độ để tẩy chất anbuminoit trong dứa.
145 - Giấy được phát minh từ khi nào ?
Ông Thái Luân thời Đông Hán, Trung Quốc đã phát minh ra giấy cách đây hơn 1900 năm. Từ đó nghề làm giấy lưu truyền ra các nơi trên thế giới.
Phương thức sản xuất giấy từ gỗ như hiện nay chỉ từ sau năm 1873 mới có.
146. Bút chì có từ khi nào ?
Cách đây hơn 430 năm, ở Pollod nước Anh phát hiện mỏ chì đen. Lúc bấy giờ người ta cắt những thỏi chì đen thành que dài, kẹp giữa 2 miếng gỗ, lấy dây buộc lại để viết. Đó là cây bút chì đầu tiên.
Khoảng 250 năm trước, tức là năm 1975, Congtai người Pháp phát minh ra phương pháp trộn than chì với đất sét rồi đem nung cứng thành ruột bút chì.
Cho đến nay, toàn thế giới vẫn dùng phương pháp của CongTai để làm ruột bút chì.
· Cách làm bút chì màu thế nào ?
Nguyên liệu làm ruột bút chì màu không phải là đất sét và than chì mà là bột màu và bột hoạt thạch... và cũng không phải nung lửa nên ruột bút tương đối mềm. Sau khi làm xong ruột bút, các bước khác giống như làm bút chì thường.
147. Diêm có từ khi nào ?
Ra đời năm 1831, diêm được kế thừa kết quả của sự phát triển của ngành công nghiệp hoá chất. Những que diêm đầu tiên được nhúng vào hỗn hợp chứa photpho. Loại diêm này rất dễ bắt cháy và khá nguy hiểm.
Hai mươi năm sau, anh em Lundstrom người Thuỵ Điển làm ra loại diêm mới, đầu tiên được nhúng vào một thứ hồ có chứa lưu huỳnh. Diêm bắt cháy khi được xiết vào bề mặt phốt pho đỏ: Loại diêm này có độ an toàn cao nên gọi là diêm an toàn.
148. Chất gây mê được sử dụng từ khi nào ?
Năm 1846, nha sĩ người Mỹ tên là William Morton là người đầu tiên dùng ete để gây mê. Năm sau clorofom được dùng trong một ca đỡ đẻ. Hơi của các chất gây mê ấy được hít vào qua mặt nạ làm bệnh nhân ngủ thiếp đi và mất hết cảm giác.
149. Thuỷ tinh có từ khi nào ?
Vào khoảng 3000 năm trước công nguyên tại Syri hoặc ở những nước láng giềng lần đầu tiên thủy tinh đã được chế tạo. Có lẽ nó được phát hiện do tình cờ khi nung cát trộn lẫn với muối quặng của đất.
Trước khi sản xuất thủy tinh, người ta đã sử dụng thuỷ tinh tự nhiên màu đen được tìm thấy gần núi lửa.
Những dụng cụ đầu tiên bằng thuỷ tinh được làm ra bằng cách gia cô những khối thuỷ tinh hoặc nung nóng chảy rồi đổ khuôn.
Việc thổi thuỷ tinh được phát minh ra khoảng 100 năm trước công nguyên cũng tại Syri.
150.  Thuốc súng bắt đầu được sử dụng từ khi nào ?
Người Trung Quốc phát hiện ra cách sản xuất thuốc súng khi trộn muối ăn với than gỗ và lưu huỳnh. Họ đã sử dụng chúng từ khoảng năm 650 của công nguyên dùng cho pháo hoa và để chuẩn bị những vụ nổ.
Tại Trung Quốc, thuốc súng được nhồi trong ống tre để làm ra bom và tên lửa (hoả tiễn). Người ta cho thêm vào đó những viên đá và những mảnh sành. Ý tưởng sử dụng loại thuốc nổ này để làm những quả đạn đại bác đã xuất hiện trong óc người Trung Quốc từ hồi đó.
151. Dầu mỏ là gì ?
Dầu mỏ là loại vật chất có thể đốt cháy, con người thường dùng dầu mỏ làm nhiên liệu cho các động cơ của các phương tiện giao thông. Dầu mỏ cũng là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo. Dầu mỏ là loại tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới hiện nay.
Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng dầu mỏ của toàn thế giới là 121,5 tỷ tấn, với tốc độ khai thác 2,9 tỉ tấn một năm như hiện nay, trữ lượng dầu mỏ chỉ còn đủ khai thác trong hơn 40 năm nữa.
152. Nguồn gốc của dầu mỏ thế nào ?
Dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đều là di thể các sinh vật từ thời cổ đại, biến đổi qua hàng triệu năm mà tạo thành, do đó chúng còn được gọi là nhiên liệu hoá thạch. Trữ lượng dầu mỏ và than đá trong lòng đất đều là có hạn, trong tương lai nhất định sẽ bị khai thác hết. do đó chúng ta phải biết quí trọng nguồn tài nguyên quí giá này, không được lãng phí.
153. Dầu mỏ có thành phần như thế nào ?
Các thành phần nguyên tố chủ yếu trong dầu thô là cacbon 83 -> 87%; hidrô 11-> 14%; lưu huỳnh 0,1 - 4,5%; oxi và nitơ 0,54 - 3,6%.
Hợp chất chủ yếu là hiđrôcacbon và tỉ lệ các nguyên tố nói trên có thể thay đổi theo khu vực.
154. Dầu mỏ được khai thác từ khi nào ?
Ngày 27 - 8 - 1859, gần Titusvile ở Pensylvanie,  ông William Drake đã khoan thành công đến độ sâu 21 mét trong lòng đất. Một chất màu đen và nhờn liền phun lên trên mặt đất. Đó là dầu mỏ.
155. Khí dầu mỏ được sử dụng đầu tiên từ khi nào ?
Lần đầu tiên con người sử dụng khi dầu mỏ tại Anh vào năm 1727. Năm 1760,  Geore Dixon là người đầu tiên thắp sáng bằng khí. Ánh sáng do khí đốt cung cấp sáng hơn đèn dầu.
156. Dầu mỏ được chế biến như thế nào ?
Dầu thô được đưa vào tháp chưng cất của nhà máy lọc dầu để phân tách, có thể phân chia các sản phẩm dầu theo thứ tự trong lượng từ nhẹ tới nặng như sau: Dầu dễ bay hơi, xăng, dầu hoả, dầu ma dút và dầu nặng.
Dầu thô khi đưa vào nhà máy lọc dầu sẽ được đun nóng biến thành hơi, sau đó dần dần làm nguội, ở mỗi nhiệt độ khác nhau sẽ thu được sản phẩm hoá lỏng khác nhau, đồng thời phân tách riêng ra từng sản phẩm.
157. Chất nổ hoạt động như thế nào ?
Khi một chất nổ hoạt động, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn các chất hoá học mà nó chứa bên trong sản sinh ra một lượng lớn khí và nhiệt. Các chất khí nóng này đột ngột tăng thể tích và tạo ra sự nổ. Dưới sự giãn nở đó, sóng xung kích đã được tạo ra và truyền vào không khí.
158. Thế nào là bom nguyên tử (bom A)?
Bom nguyên tử có sức nổ  mạnh hơn rất nhiều lần so với bom dùng chất nổ là các chất hoá học. Bên trong bom A có một lượng urani hoặc plutoni, đó là những chất phóng xạ.
Để tạo nổ, người ta bắn hai nửa hình cầu có chứa các chất này ở trong trái bom vào nhau. Khi đó có một phản ứng dây chuyền sẽ xảy ra. Hạt nhân của các nguyên tử urani hoặc plutoni bị vỡ ra dưới sự bắn phá của các hạt nơtron. Mỗi hạt nhân bị phá vỡ lại giải phóng các nơtron và các nơtrơn này khuyếch đại thêm sự bắn phá... Tất cả những quá trình trên chỉ diễn ra trong một phần giây và sự phân rã của hạt nhân đã giải phóng ra một năng lượng khổng lồ. Năng lượng này tạo thành sức ép của vụ nổ, nhiệt lượng và tia phóng xạ nguy hiểm.
159. Thế nào là bom hiđrô (bom khinh khí ) ?
Năng lượng của bom hiđro (bom H) không phải sinh ra từ sự phân rã hạt nhân của các nguyên tử nặng như bom nguyên tử (bom A) mà là từ sự tổng hợp hạt nhân của các nguyên tử nhẹ: Hiđro.
Sự giải phóng năng lượng khổng lồ của bom H được sinh ra từ phản ứng nhiệt hạch:
––––>
(Đơteri)     (Heli)
Sự tổng hợp hạt nhân này diễn ra với sự mất đi của vật chất, nó chuyển hoá thành năng lượng trong một phần nhỏ của giây. Do vậy mà sinh ra sự nổ.
Để cho phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra, cần phải có nhiệt độ rất cao do một quả bom A nhỏ tạo ra để châm mồi cho quả bom H.
160. Lò phản ứng hạt nhân hoạt động như thế nào ?
Trong lò phản ứng, hạt nhân của các nguyên tử urani bị phá vỡ dưới sự bắn phá của các nơtron và giải phóng rất nhiều nhiệt lượng. Khi bị phá vỡ chúng giải phóng các nơtron khác và đến lượt mình các nơtron này trở thành các hạt bắn phá.. phản ứng dây chuyền này được kiểm soát bởi các thanh than chì (grafit) nhúng trong lò phản ứng và hấp thụ một phần các nơtron này.
Chất dẫn lưu được sử dụng thường là nước hoặc khí CO2. Nó dùng để làm bay hơi lượng nước trong một thiết bị trao đổi nhiệt. Sau khi đã làm quay tuốc bin của máy phát điện, hơi nước này ngưng tụ để trở thành nước rồi lại đi về phía thiết bị trao đổi nhiệt hoặc lò phản ứng.
161. Oxi có vai trò như thế nào đối với sự hô hấp ?
Không khí là hỗn hợp gồm 72,9% nitơ; 20,94% oxi và một lượng nhỏ khoảng 0,16% gồm các khí cacbonic, agon, xenon, heli...
Khi hô hấp, ta hít không khí vào và thở ra khí CO2, N2, và một lượng nhỏ O2 chưa sử dụng hết, ngoài ra còn có thêm một lượng nhỏ các chất là sản phẩm của những phản ứng sinh hóa phức tạp diễn ra trong cơ thể như các loại hiđrocacbon, rượu, amoniac, axit fomic, axit axetic, anđehitfomic và thậm chí cả xeton nữa.
Cơ thể cần được bổ sung oxi thường xuyên. Dưới áp suất thường, nếu hàm lượng oxi thấp dưới 16% là bắt đầu hiện tượng thiếu oxi, gây ra bất tỉnh đột ngột. Tuy vậy, chúng ta không thể thở bằng oxit tinh khiết mà phải thở bằng oxi được pha loãng bằng khí nitơ. Nếu thở bằng khí oxi tinh khiết thì ngay cả người khoẻ mạnh cũng chỉ sau 2 - 3 ngày đêm là bắt đầu bị phù phổi.


162. CO2 lỏng và rắn có những công dụng gì?
Anhyđrit cacbonic (thường gọi là khí cacbonic) ở điều kiện thường là khí không màu, nặng hơn không khí (tỉ khối so với không khí là). Người ta thường nén khí cacbonic để nó hoà tan nhiều trong các nước giải khát, như  bia, coca cola  tạo ra loại nước có ga.
Khí cacbonic ở điều kiện 400C và nén dưới áp suất 197,4 atmotphe thì chuyển thành dạng lỏng.
Cacbonic lỏng là một loại dung môi siêu đẳng vì dung môi này không độc so với các loại dung môi hữu cơ khác, giá rẻ và không sợ cháy, nổ.
 Dung môi cacbonic được dùng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm như tách cafein trong cafe hoặc chiết hublôn trong hoa hublôn dùng trong công nghiệp sản xuất bia. Người ta cũng dùng CO2 lỏng để chiết chất béo trong các hạt có dầu.
Các chất được chiết trong các thiết bị chịu áp, sau đó đưa ra ngoài, ở áp suất thường thì dung môi bay hơi hết chất còn lại là cafein, cao hublon, dầu béo v.v...
Ở Mỹ người ta đã thử dùng CO2 lỏng để khử các chất hữu cơ làm ô nhiễm đất. Ngay thuốc trừ sâu DDT không bị phân huỷ khi lưu trong đất cũng được cacbonic lỏng chiết ra.
Ngày nay, cacbonic lỏng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sơn. Đầu tiên nó được làm dung môi để làm sạch bề mặt vật liệu cần sơn, chủ yếu là tẩy sạch các chất béo.
Cacbonic lỏng được dùng làm dung môi sơn nhờ một thiết bị chuyên dùng có khả năng điều tiết quá trình sơn. Sơn tương ứng với loại dung môi đặc biệt này là sơn bột hoặc sơn nước.
Công nghiệp điện tử coi cacbonic lỏng là dung môi cực tốt để làm sạch các vi mạch, mối nối, dây dẫn. Các dụng cụ quang học, các thiết bị cơ khí chính xác, phức tạp cũng được tẩy sạch bằng dung môi cacbonic lỏng.
Trong công nghiệp sản xuất dây cáp quang có công đoạn kiểm  tra bằng máy quét . Khi dây cáp quang qua máy này thì phải có một loại dầu nhẹ bôi trơn. Chỉ có dùng cacbonic lỏng làm dung môi mới làm sợi cáp quang đạt các chỉ tiêu kỹ thuật.
Trong đời sống hàng ngày, việc giặt là, tẩy hấp "khô" giặt "khô" thường dùng dung môi hữu cơ để tẩy bẩn. Cacbonic lỏng cũng đang được khảo nghiệm trong lĩnh vực này.
Anhyđrit cacbonic dạng rắn còn gọi là "băng khô" hay "nước đá khô" hoặc "tuyết cacbonic", khi bay hơi chuyển sang dạng khí có thể làm nhiệt độ hạ xuống tới - 78,50C.
Các loại xe lạnh có máy lạnh làm việc trong suốt chặng đường tiêu hao nhiều nhiên liệu cho máy lạnh, đồng thời dung tích chuyên chở và tải trọng của xe cũng giảm vì phải dành chỗ cho máy lạnh cũng như tải trọng của nó. Ngày nay người ta chế tạo một loại xe đông lạnh mà nguồn lạnh được cung cấp bởi CO2 rắn. Loại xe mới này có trang bị máy tính để điều tiết sự bay hơi của CO2 rắn. Xe đảm bảo giữ lạnh trong suốt 24 giờ vận chuyển với nhiệt độ từ 2 - 60C, có loại còn có thể giữ lạnh đến - 180C. Đặc biệt xe còn vận chuyển các sản phẩm có chế độ giữ lạnh khác nhau trên cùng một chuyến.
163. Thảm hoạ nhiễm độc thuỷ ngân xảy ra ở đâu?
Năm 1932, sau khi nhà máy hoá chất Chisso, Nhật Bản đi vào hoạt động thì họ đã dùng luôn vịnh Minamata làm nơi chứa chất thải có chứa thuỷ ngân hữu cơ của nhà máy. Sau nhiều năm tích tụ, môi trường biển đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và đây là vụ ô nhiễm môi trường công nghiệp lớn nhất ở Nhật Bản trong thế kỷ XX. Hậu quả là làm cho hàng nghìn người nhiễm độc thuỷ ngân và hàng trăm người khác đến nay vẫn còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Những người dân ở đây, trước đó ăn cá đánh bát trong vịnh đã phát bệnh. Triệu chứng ban đầu thường gặp là thị lực giảm, nói khó khăn, có các cơn co thắt, những người nặng hơn thì bị co giật, bứt rứt, phát điên và cuối cùng là tử vong.
Theo con số thống kê, trên 900 người đã bị chết và đến tháng 4/1997 có trên 17.000 người được xếp vào diện nhà nước phải cấp giấy chứng nhận "nạn nhân Minamata" và trên 12.000 người khác được ghi nhận nhiễm độc thuỷ ngân.
Trong nhiều năm, những nạn nhân bị nhiễm độc thuỷ ngân đã đấu tranh đòi bồi thường thiệt hại. Năm 1973 lần đầu tiên nhà máy Chisso phải bồi thường một số tiền là 18 triệu yên. Năm 1996 chính phủ Nhật đã chỉ thị cho công ty Chisso phải bồi thường tiếp 25,8 triệu yên cho 10.353 nạn nhân trước đây chưa được công nhận là nạn nhân và chưa được bồi thường.
Sau hơn 26 năm duy trì lệnh cấm, đầu năm 1998 chính quyền thành phố chisso mới bãi bỏ lệnh cấm và cho phép hoạt động trở lại các dịch vụ đánh bắt cá tại vùng vịnh Minamata, do tình trạng ô nhiễm thuỷ ngân tại khu vực này đã được khắc phục.
164. Khói thuốc lá độc hại như thế nào?
Trong khói thuốc lá có đến 300 chất. Hầu như tất cả các chất hữu cơ đều có mặt trong khói thuốc lá: hyđrocacbon no và không no, vòng thơm và vòng thường, stearin, rượu, ete, axit, phenol, ancaloit (nicotin và dẫn xuất), các hợp chất vô cơ của asen, đồng, sắt, thiếc, mangan, amoniac, oxit cacbon, oxit nitơ, axit xianhyđric...
Những người không hút thuốc mà hít phải khói thuốc thường bị đau đầu, viêm mũi và có nguy cơ bị ung thư phổi từ 30 - 40%. Còn người hút thuốc so với người không hút thuốc thì nguy cơ ung thư phổi là từ 1000 - 2000 lần nhiều hơn.
Ở Pháp, hàng năm có tới 60.000 người chết vì các bệnh có liên quan đến việc hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá. Ở Mỹ, hàng năm có tới 12.000 người chết vì ung thư phổi do hít phải khói thuốc bởi sống chung với người nghiện thuốc lá.
Nạn nhân đầu tiên là trẻ em. Người mẹ hút thuốc sinh ra những đứa con nhẹ cân hơn những đứa con của người không hút thuốc tới 200g. Những bé nhẹ cân này có nguy cơ bị ung thư, chậm phát triển về trí tuệ và thường có tạng người thấp bé. Những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ hút thuốc có nguy cơ bị các bệnh hen, eczêma, mày đay tăng gấp 4 lần. Các bà mẹ hút thuốc hay bị sẩy thai.
Nhiều việc điều tra cho thấy 42% trẻ có bố (hoặc mẹ) hút thuốc và 51% trẻ có cả bố lẫn mẹ đều hút thuốc bị đau amiđan hoặc sùi vòm họng trong khi tỷ lệ ấy ở các trẻ mà bố mẹ không hút thuốc chỉ là 28%.
Rất nguy hiểm cho trẻ ở độ 3 - 4 tuổi thường xuyên chịu ảnh hưởng của khói thuốc vì lúc ấy phổi của trẻ đang ở thời kỳ phát triển mạnh nên dễ bị hen suyễn, sưng phổi.
Nhận thức được sự nguy hiểm khi hít phải khói thuốc lá, nhiều nước đã cấm hút thuốc ở những nơi công cộng như bến tàu, bến xe, trên tàu, xe và ở những nơi làm việc, hội họp...


165. Những nguyên tố vi lượng nào cần cho cơ thể?

Cơ thể con người có chứa tới 18 nguyên tố hoá học. Có 4 nguyên tố đa lượng là cacbon, oxi, hiđro, nitơ. Chúng tạo thành nước, protein, xương, cơ và chiếm tới 96% trọng lượng cơ thể. Số còn lại chỉ chiếm 4% nên gọi là các nguyên tố vi lượng (NTVL).
Các NTVL hỗ trợ các phản ứng hoá học trong tế bào, giúp cơ thể sử dụng chất đạm, mỡ và đường, giúp làm vững chắc xương và điều khiển cơ, thần kinh. Các NTVL còn tương tác với các chất khác nhau như các vitamin.
Các NTVL, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ song lại rất quan trọng vì khi thiếu chúng, chúng ta sẽ mắc những căn bệnh nguy hiểm. Tất nhiên các NTVL nằm trong thành phần của các hợp chất và cơ thể được cung cấp bởi thức ăn.
Sau đây là các NTVL rất cần thiết cho cơ thể:
· Iốt: iốt điều hoà sự phát triển bình thường của xương, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương ở trẻ nhỏ. Thiếu iốt tuyến giáp sẽ to ra, gây nên bệnh biếu cổ. Hàng triệu người trên thế giới bị khuyết tật về tâm thần do cơ thể thiếu iốt. Iốt có nhiều trong hải sản. Hàng ngày chúng ta nên dùng muối iốt (trộn 25mg KI vào 1kg muối ăn).
· Sắt: Sắt rất cần để hình thành hemoglobin trong hồng cầu. Sắt cũng là thành phần của nhiều loại enzim. Thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, biểu hiện qua làn da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở và giảm sức đề kháng.
Thức ăn chứa sắt cơ thể dễ hấp thụ bao gồm gan, tim và bồ dục. Những thức ăn khác chứa nhiều sắt nhưng khó hấp thụ hơn là lòng đỏ trứng, cá, tôm, cua, sò, hến, bột mì và rau xanh.
· Kẽm: gần 10 loại enzim cần có kẽm để hoàn thành các phản ứng hoá học trong tế bào. Mất đi một lượng nhỏ kẽm làm cho đàn ông sụt cần, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mà thiếu kẽm sẽ làm giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí thai có thể chết. Một số người có vị giác hay khứu giác bất thường do thiếu kẽm. Kẽm cùng cần thiết cho thị lực, kẽm giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Bạch cầu cần có kẽm để chống lại nhiễm trùng và ung thư.
Nguồn thức ăn giàu kẽm là từ động vật như thịt sữa, trứng gà, cá, tôm, cua...
· Mangan: mangan góp phần vào sự vững chắc của xương. Phụ nữ lớn tuổi bị loãng xương có lượng mangan trong máu thấp hơn so với phụ nữ cùng tuổi không bị loãng xương. Mangan còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng insulin trong cơ thể.
Các thực phẩm giàu mangan gồm gạo, rau cải xanh, thịt, trứng, sữa...
 · Crom: Các nhà nghiên cứu tại Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết thiếu crom liên quan đến sự hạ đường huyết làm cho bệnh nhân chóng mặt, cồn cào, nhịp tim đập loạn xạ.
Gạo, thịt, men bia, phomat là những thứ chứa nhiều crom.
· Flo: Flo là NTVL quan trọng đối với sức khoẻ. Một hợp chất của flo gọi là florua được 30 quốc gia cho thêm vào nước máy vì chất florua phòng người hiệu quả các bệnh gây tổn thương răng. Nguồn flo rất phong phú trong lá chè.
· Selen: Từ năm 1957 các nhà khoa học đã nhận thấy một loại bệnh tim có nguyên nhân do thiếu selen. Nhiều nghiên cứu cho thấy selen có thể giúp phòng ngừa ung thư, bệnh tim và một số bệnh khác.
· Kali: Kali giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các protein và phá vỡ các cabohydrat. Nó cũng cộng tác với natri để truyền những xung thần kinh giữa các tế bào và trong việc điều  tiết sự cân bằng nước.
Trái cây rất giàu kali, nhất là chuối, cam, quýt. Thực phẩm tươi chứa nhiều kali hơn thực phẩm nấu chín. Nhìn chung sự thiếu hụt kali hiếm khi xảy ra.
Ngoài các NTVL trên, một số NTVL khác cũng cần cho cơ thể như: asen, bo, đồng, niken, silic...
Cơ thể cũng cần một lượng lớn các chất khoáng bao gồm canxi, photpho, magiê, natri, kali và clo.
Các NTVL rất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ cần một lượng nhỏ, nếu dư thừa chúng thì lại có hại. Chẳng hạn như quá nhiều sắt sẽ nguy hiểm vì làm tổn thương tim, gan, tuỵ. Quá nhiều kẽm trong cơ thể có thể gây hại như nôn mửa, đau dạ dày, yếu cơ và tổn thương thần kinh. Những nghiên cứu gần đây cho biết hàm lượng kẽm cao trong cơ thể có liên quan đến bệnh mất trí, hay gặp ở người cao tuổi.
Các bác sĩ khuyên chúng ta rằng cách tốt nhất để có thể nhận vừa đủ các NTVL là cân đối khẩu phần ăn hàng ngày gồm hỗn hợp các thức ăn chế biến từ lúa gạo, rau quả, thịt cá, trứng sữa.

166. Những món thường có trong ngày tết có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào?
· Mâm ngũ quả: Tết nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm. Ngày tết, trên bàn thờ nhà nào cũng có mâm ngũ quả (5 loại quả). Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ của con cháu với tổ tiên. Màu sắc và hình dạng của các trái cây trong mâm ngũ quả tạo nên sự hài hoà và sang trọng của bàn thờ, đồng thời cũng gây cho con người cảm giác hưng phấn, sảng khoái, tính thẩm mỹ, gần gũi với thiên nhiên.
Triết lý cơ bản của mâm ngũ quả là: "con số 5 là số trung tâm của vũ trụ; vũ trụ hình thành do tập hợp của ngũ hành: KIM, MỘC, THUỶ, HOẢ, THỔ".
Số 5 đã đi vào tiềm thức của người Việt nam như ngũ tạng, ngũ quan, ngũ sắc, ngũ vị, gậy trúc 5 đốt, áo bà ba 5 cúc...
Ngũ quả ấy là gì? Tuỳ theo cây, trái ở mỗi miền mà mâm ngũ quả cũng khác nhau.
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả gồm 2 loại quả chủ đạo là nải chuối xanh và quả bưởi to còn nguyên cuống với cành lá. Ba loại quả khác thường là phật thủ, cam, quýt, táo, hồng xiêm...
Ở miền Nam mâm ngũ quả cũng lấy nải chuối làm chủ đạo. Ba loại trái cây khác thường là dừa, xoài, đu đủ, mãng cầu... ý nghĩa dí dỏm là năm mới "cầu đủ xài".
Về ý nghĩa hoá học, mâm ngũ quả cung cấp cho ta đường glucozơ cùng nhiều loại sinh tố (A, B, C,... ) các axit hữu cơ và các chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hoá.
· Xôi gấc: Xôi gấc là một loại thực phẩm sang trọng thường được dùng trong các dịp lễ, tết như ngày tiễn ống Táo về Trời, lễ cúng giao thừa. Màu đỏ của xôi gấc thể hiện lòng trung thành và sự tôn nghiêm. Màu đỏ là màu của nhiệt tình và hi vọng, ý chí và vị tha, quyền lực và bổng lộc. Vị ngọt của xôi gấc là do đường saccarozơ pha chế vào, đồng thời cũng là vị ngọt của glucozơ do tinh bột thuỷ phân tạo ra.
Màu đỏ của xôi gấc chủ yếu do caroten là licopen có trong gấc.
Caroten có công thức phân tử C40 H56 (chất màu vàng da cam có nhiều trong củ cà rốt) chứa 11 liên kết đôi C = C, hai đầu mạch là hai vòng b - ionon tạo nên một hệ liên hợp những nhóm mang màu. Caroten có 3 đồng phân a, b, g trong đó đồng phân b có hoạt tính cao hơn cả. Sinh tố A hay caroten trong gấc giúp trẻ con chóng lớn, tăng thị lực và chữa các bệnh về mắt làm cho viết thương màu lành.
Licopen cũng có công thức phân tử là C40H56 (chất màu đỏ có nhiều trong quả cà chua chín) có 13 liên kết đôi C = C trong phân tử.
Về mặt dinh dưỡng, cứ 100 gam xôi gấc cho ta năng lượng khoảng 287,6 Kcal. Năng lượng này tạo ra do sự chuyển hoá của 4,97 gam protein; 7,43 gam lipít, 48,37 gam gluxit, 5,53 gam caroten, 0,08 gam vitamin B1...
Như vậy xôi gấc là thực phẩm sang trọng, mang tính thẩm mỹ và giàu năng lượng.
· Món cá: Các món ăn trong ngày tết rất phong phú và đa dạng  phần lớn được chế biến từ thịt lợn (heo) và thịt gia cầm.
Các món ăn chế biến từ thịt lợn như giò, chả, nem, ninh, mọc... dễ làm cho ta ngấy khi ăn. Từ xưa, ông cha ta đã thấy rõ điều đó nên nhiều địa phương có tập quán chế biến món ăn trong ngày Tết từ cá.
Trong cá có nhiều nguyên tố selen, cơ thể chúng ta cần selen để cấu thành loại enzim, ngăn cản những gốc tự do gây hại và là nguồn gốc của sự già nua. Như vậy selen trong cá góp phần chống lão hoá, nó thanh xuân hoá con người.
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng người Eskimo ở Bắc cực ăn toàn mỡ cá không bị dư cholesterol, rất ít bị cao huyết áp. Mỡ cá có các axit eicosapentaeoic và docosahexaeoic được gọi chung là "Omega - 3 chưa no" gây phản ứng chuyển hoá lipoprotein, giảm tổng hợp apolipoprotein beta, tăng lượng lipoprotein tỷ trọng cao là thành phần tốt của cholesterol, giúp tạo ra màng tế bào cùng hocmon steroit và axit mật. Lipoprotein tỷ trọng thấp mới là thành phần có hại, gây tắc động mạch.
Người Nhật có thói quen ăn mỗi tuần từ 3 đến 5 bữa cá và thường ăn cá vào các dịp lễ tết hoặc chiêu đãi thượng khách. Do ăn nhiều cá, ít ăn thịt mà tuổi thọ trung bình của người Nhật thuộc hạng cao nhất trên thế giới.
167. Gốm thuỷ tinh có tính chất gì ?
Các nhà khoa học ở một trường Đại học của Đức chế tạo được một loại gốm thuỷ tinh kết hợp được cả tính chất của thuỷ tinh và kim loại. Có thể gia công nó trên máy khoan, máy phay, có thể ren, đánh bóng, làm nhám. Những chi tiết bằng loại thuỷ tinh này được nối với nhau bằng ren vít như kim loại. Độ bền hoá học của vật liệu rất cao.
168. Dùng hêli làm nhiên liệu cho tên lửa có ưu điểm gì ?
 Ai cũng biết hêli rất trơ về mặt hoá học; khó tạo thành hợp chất với các nguyên tố khác. Nhưng, các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm hàng không và du hành vũ trụ đã điều chế được hêli phân tử, không bền và rất dễ bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt. Khi phân huỷ thành nguyên tử, hêli sẽ tạo ra một nhiệt lượng rất lớn, tới 200 kcal/g, nghĩa là lớn hơn sinh nhiệt của phản ứng mạnh nhất là H2và F2đến 40 lần. Các nhà bác học đề nghị dùng heli phân tử làm nhiên liệu cho tên lửa. Nó có sức đẩy lớn hơn các loại nhiên liệu khác, trừ nhiên liệu hạt nhân, lại có ưu điểm là không cho sản phẩm cháy độc hại, làm ô nhiễm mà chỉ tạo ra khí trơ heli.
169. Tùng hương không lấy từ nhựa thông có ưu điểm gì ?
Các chuyên gia Bungari đã chế tạo thành công tùng hương từ các sản phẩm chế biến dầu mỏ. Về nhiều tính chất, tùng hương nhân tạo đã vượt tùng hương thiên nhiên lấy từ nhựa thông và được dùng để sản xuất các loại keo cao cấp, dùng trong công nghiệp giấy - xenlulôzơ.

170. Bộ lọc kim loại gốm được chế tạo như thế nào ?
Viện kỹ thuật Vôrônez (Nga) đã nghiên cứu được một loại bộ lọc mới bằng kim loại - gốm, bằng cách nung chảy bột niken dưới áp suất. Bộ lọc này dùng để làm sạch khí khỏi bụi bẩn. Độ bền, độ chịu nhiệt và chịu hoá chất cao, tái sinh đơn giản.. khiến nó sẽ được dùng trong nhiều ngành khác nhau của hoá học, hoá dầu và luyện kim.
171 Màn chắn nhiệt làm bằng chất gì ?
Qua kính cửa sổ của những ngôi nhà hiện nay, ánh sáng lọt  vào dễ dàng, nhưng nhiệt thoát ra cũng dễ dàng. Để tránh hiện tượng đó, người ta đã tìm ra một loại màn chắn mới, treo trên khung cửa sổ. Màn là một tấm pôlyeste, được phủ bằng phương pháp chân không một lớp nhôm cực mỏng, Ánh sáng qua màn bình thường, nhưng 90% nhiệt bị giữ lại.
172. Nylon được độn bằng cát dùng để làm gì ?
Nylon được độn bằng cát đã tỏ ra là một nguyên liệu tuyệt diệu để chế tạo các chi  tiết của ô tô. Nguyên liệu này rất rẻ vì chất độn có thể lên tới 73%. Để tăng tính kết dính với nylon, cát được xử lý sơ bộ bằng nhựa êpôxy hoặc rêsol trong dung dịch axêton và xấy khô ở 750
173. Chế tạo sợi từ chai lọ như thế nào ?
Ở Anh, người ta đã đưa vào sản xuất nhà máy sản xuất sợi thuỷ tinh từ vỏ chai lọ bỏ đi, và cả từ những mảnh chai lọ vỡ. Trước tiên, chai lọ được nấu chảy rồi đùn khối thuỷ tinh nóng chảy này qua mũ phun sợi bằng thép và cuốn vào ống suốt. Loại sợi thu được dùng để độn cho chất dẻo.
174. Tảo có thể thay thế than được không ?
Các nhà khoa học ở Califocnia đã thí nghiệm thành công về một nguồn nhiệt năng mới, đơn giản và rẻ tiền. Họ thành lập một “trang trại” dưới đáy biển để trồng tảo nâu Micro - cystis pyrifera. Loại tảo này lớn nhanh phi thường, mỗi ngày dài thêm được 60 cm và có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ nước biển. Tảo là nguồn chất hữu cơ phong phú. Dưới tác dụng của vi khuẩn, nó bị phân huỷ và tách ra khí mêtan. Khi nhiệt phân, nó cho những chất tương tự như thành phần dầu mỏ.
175.  Hàn bằng nước cất như thế nào ?
Các kỹ sư Đức đã tìm ra một phương pháp hàn rất độc đáo. Để hàn những tấm thép, họ chỉ dùng nước cất và hai điện cực có điện áp cao. Tại nơi cần hàn, dưới tác dụng của dòng điện, lúc đầu nước cất bị phân huỷ thành oxy và hyđrô, sau đó, các khí này trong vùng hồ quang điện sẽ lại tham gia vào phản ứng kết hợp. Nhiệt độ cháy sẽ đạt tới 34000 C.
Họ chế tạo được một thiết bị riêng điều chỉnh được điện cực. Thiết bị này sẽ kiểm tra quá trình theo thời gian, khi hàn điểm nhỏ, và hàn không những kim loại đen mà cả kim loại màu nữa.
176. Có thể dùng chất polime làm kính quang học không ?
 Giá trị của máy ảnh thường được xác định bằng giá trị của những lăng kính. Chế tạo một lăng kính quang học rất công phu: Trước hết, phải nấu chảy thuỷ tinh quang học, cắt, mài đánh bóng v.v… Từ lâu, các nhà chuyên môn mơ ước thay thế thuỷ tinh bằng chất dẻo trong suốt, xử lý đơn giản hơn và nhanh hơn.
Viện nghiên cứu Hoá hữu cơ ở Đức đã đạt những thành công to lớn trong lĩnh vực này. Họ đã tổng hợp được lột loại pôlyme cứng, hoàn toàn có thể thay thế thuỷ tinh. Vật liệu này nhẹ hơn thuỷ tinh 2,5 lần và rẻ hơn đến 3 lần. Từ đó, người ta làm kính đeo mắt, ống nhòm, kính cho máy ảnh, máy quay và chiếu phim, cũng như mọi thứ kính quang học khác.
Kỹ thuật làm lăng kính rất đơn giản: chỉ cần ép chính xác, không cần mài, đánh nhẵn, vì sản phẩm có ngay một độ nhẵn lý tưởng. Năng suất chế tạo cao hơn vật liệu thủy tinh hàng chục lần.
177. Có vàng từ trên trời rơi xuống không ?
Một nhóm các nhà bác học Anh đưa ra câu hỏi: có phải vàng trên Trái đất có nguồn gốc thiên thể không ? Họ chứng minh rằng chính những thiên thạch rơi xuống Trái đất trước đây đã mang theo kim loại quý này.
178. Thuỷ tinh titan cón ưu điểm gì ?
 Các nhà hoá học đánh giá cao titan ở chỗ nó rất bền chống ăn mòn trong các thiết bị tổng hợp. Các nhà chế tạo máy bay cho biết nó là vật liệu lý tưởng của ngành mình.
Gần đây, các chuyên gia công nghiệp thuỷ tinh lại quyết định: đưa Titan vào thành phần của thuỷ tinh thay cho những kim loại khác. Thí nghiệm đã thành công. Người ta đã chế tạo được những lăng kính có khối lượng riêng nhỏ, bền mài mòn và có chỉ số chiết quang khá cao.
179. Aspirin có ích hơn khi ở dạng lỏng hay dạng viên ?
Hàng năm, người Mỹ tiêu tốn tới 500 triệu đôla vào aspirin viên. Nhưng không phải dạng viên bao giờ cũng có lợi. Nó có thể gây ra viêm dạ dày, dị ứng và những hiện tượng không mong muốn khác.
Các bác sĩ Mỹ đã đi đến kết luận rằng dùng aspirin dưới dạng lỏng là hợp lý hơn. Sau khi khắc phục được khó khăn lựa chọn dung môi (biến  tính bằng glixerol), thuốc sẽ có vị ngọt của hoa quả.
180. Chất dẫn điện hữu cơ có những tính chất gì ?
Tại trung tâm nghiên cứu của công ty IBM, người ta đã điều chế được các tinh thể hữu cơ, không thua kim loại về tính chất dẫn điện. Những tinh thể này gồm hàng loạt phân tử mang điện tích dương và âm. Dòng điện đi qua được những phân tử này. Ở nhiệt độ thường, độ dẫn điện của các tinh thể hữu cơ là trung gian giữa một số kim loại và chất bán dẫn. Hạ nhiệt độ tới nhiệt độ đóng băng ( - 400C), độ dẫn điện của chúng tăng lên, nhưng nếu tiếp tục hạ nhiệt độ, chúng sẽ có tính bán dẫn.
181. Có thể chế nam châm từ chất hữu cơ không ?
Các nhà vật lý Pháp đã chế tạo được nam châm từ những hợp chất hữu cơ.
Những tinh thể, chứa những nhóm nitrooxyl bền vững (chẳng hạn têtramêtyl - Piperiđinol - ôxyl) có tính chất sắt từ. Nam châm phân tử ở đây là những gốc tự do. Mặc dù nam châm hữu cơ chưa tìm thấy ứng dụng trong thực tế, nhưng nó vô cùng thuận tiện đối với những thí nghiệm thuần thuý khoa học.
182. Dùng màng mỏng pôlyamit để cách điện có ưu điểm gì ?
Đầu tầu điện cao tốc chạy trong thành phố của Công ty Deutsche Bundesbahn (Đức) dùng loại động cơ được cách điện bằng màng mỏng Kapton (một loại Poliamit ) của Công ty Dupont. Nhờ cách điện bằng loại vật liệu này, sức kéo của động cơ đã tăng thêm 20% mà không cần tăng kích thước của nó. Vì Kapton có tính cách điện tốt và rất bền dai nên có thể giảm 50% chiều dày của lớp cách điện bọc dây dẫn của rôto và stato nên không cần tăng kích thước của động cơ.
Lớp cách điện của dây dẫn gồm 2 lớp: một lớp Kapton dày 25 micron và một lớp Têflon để giữ nhiệt dày 12,5 micron.
183. Mỏ than dưới đáy biển nằm ở đâu ?
Gần bờ biển phía Tây của Châu phi, dưới đáy biển ở độ sâu 4000m, người ta đã phát hiện ra một mỏ than rất lớn.
Theo ý kiến các nhà bác học, mỏ than này đã chứng minh giả thuyết cho rằng xưa kia Châu Phi và nam Mỹ là một dải đất liền. Sau này, trong thời kỳ hình thành Đại Tây Dương, lục địa chung này bị phá huỷ, tách ra thành 2 phần (Châu Phi và Nam Mỹ). Phần giữa bị vùi sâu dưới biển. Những rừng cây rậm rạp qua hàng triệu năm đã biến thành mỏ than này.
184. Dụng cụ gì làm sạch được nước ?
Đó là một dụng cụ điện tử được sản xuất ở Mỹ, kích thước như chiếc bút chì, trong 10 - 20 giây, có thể biến nước ao, hồ thành nước uống được. “Bút chì” khi được nối với pin làm xuất hiện những bọt nhỏ trong nước, trong đó bão hoà những ion có khả năng sát khuẩn và các vi trùng gây bệnh thương hàn, tả, kiết lỵ và các loại vi trùng gây bệnh khác.
185. Dùng sơn để sưởi ấm như thế nào ?
Ở những xứ lạnh, mỗi buồng thường phải bố trí một lò sưởi điện hoặc hơi, bằng kim loại. Do vậy, lượng kim loại dùng trong mỗi căn nhà quá lớn. Liệu có cách giải quyết khác không ? Các kỹ sư Anh đã đưa ra một giải pháp thú vị. Họ sơn tường bằng một loại sơn dẫn điện. Bây giờ chỉ cần đấu 2 thanh góp bằng đồng của một nguồn điện thế 12V vào tường, Khi đó, lớp sơn vừa là một nguồn phát nhiệt để sưởi phòng vừa là một chiếc ắc quy. Lớp sơn bền được 40 năm làm việc liên tục.
186. Tạo lớp phủ đồ gỗ bằng chất dẻo như thế nào ?
Người ta phun hoặc quét lên mặt đồ gỗ một loại nhựa mônôme urêtan béo, sau khi trùng hợp trong không khí, tạo thành một lớp phủ đàn hồi (độ dãn dài 400%), có thể chịu được hoàn toàn tác dụng của khí quyển, các chất hoá học và ánh sáng.
Gỗ có thể bị uốn nứt mà màng phim vẫn không bị rách. Hơn nữa, ánh sáng không làm vàng màng phim do tính chất béo của nhựa; khác với các véc-ni thông thường, chất này không hề bị nứt rạn hoặc bong thành vẩy.
187. Vitamin và thuốc được chiết xuất từ gỗ loại cây gì ?
Các nhà nghiên cứu của Nga đã hoàn thành những phương pháp đặc biệt để chiết xuất từ gỗ nhiều hoá chất dùng để chữa bệnh.
Từ gỗ cây lạc diệp tùng (méleze) chứa nhiều chất thuộc nhóm vitamin P, đã lấy được ở dạng tinh khiết chất đihiđrôquécxêtin có tác dụng củng cố thành mạch vi huyết quản và giúp cho hoạt động của gan được dễ dàng, không độc đối với cơ thể; ngoài ra có thể làm phụ gia bảo quản thực phẩm.
Người ta cũng rút được từ gỗ cây thông chất pinôsinvin và este- mônôêtilic của pinôsinvin, là 2 chất có đặc tính chống nấm. Từ lá kim của cây tùng bách cũng đã chiết xuất được một chất sinh học giúp cho việc tăng phẩm chất sinh học giúp và giữ các hương thơm.
188. Chế phẩm nào dùng để rửa các bình đựng thuốc trừ sâu ?
Những thiết bị dùng để chứa và phun thuốc trừ sâu bệnh thường khó rửa sạch, vì trong quá trình sử dụng có trộn thêm đất, bụi, tro, dầu mỡ, dung môi.. Mới đây, xí nghiệp liên hiệp hoá chất Xêbêkin (Nga) sản xuất ra một chế phẩm ở dạng dung dịch có khả năng phân huỷ đồng thời các tạp chất và các thuốc trừ sâu còn sót lại thành những chất  mới ít độc  Chế phẩm được đặt tên là “complex” gồm có natri pecborat, sôđa, muối của các axit béo tổng hợp, triêtanôlamin, mêtanol và nước. Ở 850C và trong thời gian 4 giờ, nó có thể phân huỷ tới 98% mêtimeckaptôphôt và 80% thuốc 666.
189. Hoá chất nào dùng để diệt mầm cây ?
Ở những cây ăn quả, nếu có nhiều mầm và chồi non hoặc có các bụi cỏ rậm mọc quanh sẽ ít quả, những mầm non và cỏ sẽ hút mất nhiều chất dinh dưỡng của cây. Để khắc phục, trước đây, người ta vẫn dùng phương pháp chặt mầm và nhổ cỏ. Hiện nay, ở Anh, người ta đã nghiên cứu một cách giải quyết mới và được công nhận là tốt hơn dùng xẻng, cuốc, dao kéo như đã làm trước đây: đó là dùng hoá chất điều chế trên cơ sở a - naptil của axit axetic và các rượu thuộc nhóm alifatic. Thuốc này được phun vào tháng 5 khi mầm và chồi non cao khoảng 10 - 15 cm, sau đó vào giữa mùa hè lại phun một lần nữa và như thế là có thể diệt được hết chồi non và cỏ rậm.
190. Pho mát và sôcola gây nên bệnh đau đầu ?
Các bác sĩ Anh đã nghiên cứu và giả thuyết rằng một trong những nguyên nhân gây bệnh đau đầu ghê gớm có thể là những hợp chất hoá học có trong phomat và sôcôla như các chất tiramin và phêninlêtilamin. Tiramin có thể bị phân huỷ thành norađrênalin, chất này có tác dụng điều hoà hoạt động của não. Trong cơ thể của những người khoẻ mạnh, những hợp chất này bị phân huỷ nhanh chóng, còn những người yếu đau không có khả năng phân huỷ, nên gây ra đau đầu ghê gớm.
191. Dùng keo dán nào thay cho hàn ?
Nếu một đường ống dẫn khi đặt dưới nước bị thủng, người ta thường dùng phương pháp hàn điện đặc biệt ở dưới nước, nhưng mối hàn này thường không chắc, không chịu được áp suất cao, nên thường là người ta khoá các đường ống lại và mang đoạn ống hỏng lên mặt đất để hàn. Làm như vậy khá lâu, lại tốn kém, đôi khi còn đắt hơn là thay một đường ống mới.
Viện nghiên cứu các hợp chất cao phân tử thuộc Viện Hàn lâm khoa học ở Nga, đã điều chế ra một loại keo dán pôliurêtau có thể hàn dưới nước. Thành phần keo dán này còn có chất hoạt động bề mặt, không cho nước làm ướt chỗ ống bị thủng. Loại keo này hoá rắn nhanh dưới nước và tạo ra một mối hàn rất bền, nên công việc sửa chữa  những đường ống đặt dưới nước không được còn là vấn đề phức tạp. Chỉ cần đặt một “miếng vá” có tráng lớp keo poliurêtan lên chỗ ống bị thủng và sau ít phút, đường ống lại hoạt động bình thường.
192. Sử dụng lại lốp xe cũ như thế nào ?
Người ta vừa nghiên cứu ra một phương pháp sử dụng lại lốp xe cũ vừa giải phóng được chỗ để, vừa làm sạch nước thải.
Những lốp xe cũ được nghiền thành bột mịn và được dùng làm chất hấp phụ để xử lý nước thải. Khi nước thải đi qua thì những kim loại nặng như chì, côban… bị giữ lại hoàn toàn. Chất hấp phụ chính là than đen trong bột lốp ô-tô (tỷ lệ của nó chiếm khoảng 1/3 trong lốp). Để tạo nên môi trường kiềm, người ta cho thêm vôi vào. Ngoài ra, bột lốp xe cũ còn có thể pha với nhựa đường làm vật liệu rải đường rất tốt.
193. Pôlime nào có tính chất kim loại ?
Viện nghiên cứu “Penxibau” (Mỹ) vừa điều chế ra một loại cao phân tử nitrua lưu huỳnh (SN)x, ở dạng màng mỏng lấy tên là “Politiazin”. Chất này có nhiều tính chất giống kim loại: các tinh thể của (SN)x dễ bị chuyển dịch nên có thể ép thành những tấm mỏng. Độ dẫn điện của loại polime mới này gần bằng độ dẫn điện của thuỷ ngân. Vì các mạch cao phân tử của loại vật liệu mới này được sắp xếp song song với nhau nên khả năng dẫn điện của chúng theo chiều dọc tốt hơn theo chiều ngang.
194. Có phải ô tô càng nhiều chất dẻo thì càng cần ít xăng ?
Hiện nay, trung bình một chiếc ô tô con của Mỹ đã dùng tới 80 kg chất dẻo. Theo dự kiến thì các chi tiết bằng chất dẻo trong một chiếc ôtô con có thể tăng lên gấp đôi và năm 1985 sẽ tăng lên gấp 3 lần. Không phải chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ và giải quyết vấn đề nguyên liệu mà càng nhiều chi tiết, phụ tùng bằng chất dẻo, ôtô càng nhẹ đi, và chắc chắn là  tiêu hao nhiên liệu càng thấp hơn.
195. Băng dính bằng chất gì có thể dùng để hàn tàu ?
Mới đây, người ta điều chế ra một thứ hoá chất dùng để hàn những tàu đánh cá bị thủng. Các nhà hoá học của Viện nghiên cứu cao phân tử thuộc Viện hàn lâm khoa học Ukrain đã điều chế ra một loại băng dính bằng chất dẻo thuỷ tinh. Trong quá trình hoạt động, nếu tàu bị hỏng một chỗ nào đó thì người ta không cần phải hàn mà chỉ đắp lên chỗ thủng một tấm băng dính bằng acrilat có độ bền vững cao. Tấm băng dính này có thể khô cứng trong không khí ẩm hoặc ngay trong nước ở nhiệt độ từ 0 - 350C. Chất kết dính là một sản phẩm phức tạp gồm các este của axit mêtacrilic, đimêtil anilin và peroxit benzôin. Tàu được hàn bằng phương pháp trên có thể chạy an toàn trên biển 3 năm liền.
196. Dùng pôliurêtan lót bình chứa có ưu điểm gì ?
Công ty Shell của Anh đã giới thiệu một phương pháp mới chống ăn mòn cho các thùng chứa khí hoá lỏng bằng cách phun lên bề mặt bên trong của thùng chứa bọt pôliurêtan. Bọt pôliurêtan còn là chất cách nhiệt và bao phủ tốt. Nó có thể phủ cả những thùng chở amoniac ở nhiệt độ - 500C . Dùng chất bao phủ mới này cho phép giảm thời gian chế tạo thùng và giảm giá thành đi 10%.
197. Sản xuất giấy từ pôliêtilen như thế nào ?
Ở Ý, người ta đã nghiên cứu một công nghệ sản xuất các vật liệu tổng hợp dùng làm nguyên liệu để sản xuất giấy và cáctông. Vật liệu mới này gồm các sợi pôliêtilen mỏng (2-4 micron), có bề mặt riêng lớn (30 - 50m2/g) được đan với nhau. “Xenlulozơ tổng hợp” dễ bị phân tán trong nước, có thể trộn theo bất kỳ tỷ lệ nào với xenlulôzơ thường. Người ta vẫn có thể dùng các thiết bị sản xuất giấy bình thường để sản xuất loại giấy mới này.
198. Dùng chất dẻo làm vật liệu chế tạo màng lọc có những ưu điểm gì ?
Người ta mới tìm thêm một công dụng của chất dẻo xốp dùng làm vật liệu chế tạo các bộ phận lọc cho các động cơ pittông của máy bay. Chất dẻo xốp có khả năng giữ lại những hạt bụi rất nhỏ thường làm bẩn chế hoà khí, khó bị rách, không mất tính bền cơ học. Những phụ kiện lọc làm bằng chất dẻo xốp rẻ hơn 8 lần các loại vật liệu khác thường dùng trước đây.
199. Sản xuất chất dẻo từ ngô dựa trên nguyên lí nào ?
Từ ngô, người ta điều chế ra glucôzơ và từ glucôzơ sản xuất ra chất dẻo. Đó là nguyên lý chung nhất do các nhà bác học Nhật để xướng (vì ở Nhật không có dầu mỏ nhưng lại có ngô). Loại cao phân tử mới sản xuất từ ngô được gọi là “Polulen”. Polulen hoà tan trong nước nhưng cũng có thể không tan nếu đem xử lý thêm. Người ta dự kiến rằng loại polime mới này có thể dùng để sản xuất sợi và keo. Ưu điểm của nó là không sinh ra chất độc khi đốt, nên không cần có bãi rác; dưới tác dụng của vi sinh vật, nó bị phân huỷ.
200.Chất chống mờ cho kính ô tô là chất gì ?
Để cho kính ô tô không bị mờ, người ta thường phủ bằng một lớp màng mỏng loại pôlime trong suốt có khả năng thấm nước như chất poliôxiêtil mêtacrilat. Nhưng rất tiếc là các màng acrilat thường bão hoà nước và khi dùng sẽ mất khả năng chống nước. Các loại copôlime của các silic hữu cơ và oxialkilen lại có tác dụng khác, làm giảm sức căng bề mặt của nước và phá huỷ các hạt nước tạo thành. Nhưng những chất này lại tan trong nước, nên không bền vững bằng các màng acrilat. Mới đây, các nhà bác học Mỹ đã thành công trong việc “lai giống” hai loại trên và thu được một loại màng có khả năng chống mờ lâu dài cho kính. Thành phần chủ yếu của chất mới này chưa được công bố, song người ta cũng cho biết là trong đó poli-ôxiêtil mêtacrilat vẫn là chất chính.
201. Loại chất dẻo nào dùng làm bao gói tránh ô nhiễm môi trường ?
Những chất dẻo dùng trước đây làm bao gói thường khó xử lý sau khi sử dụng. Ở Anh đã nghiên cứu ra một loại chất dẻo mới làm bao gói. Những chất dẻo thường dùng như PVC, pôliêtilen, pôlipropilen, pôlistirol được đem pha trộn với tinh bột theo tỉ lệ từ 10 - 40%. Loại chất dẻo này dễ bị phân huỷ trong đất và trong nước biển, do đó đã tránh được ô nhiễm môi trường. Hệ thống công nghiệp đầu tiên sản xuất loại chất dẻo mới này đã được xây dựng ở Anh với công suất 185 triệu bao gói/năm.
202. Có loại ắc quy mới nào dùng cho ôtô điện ?
Mới đây, người ta chế tạo ra một loại ăcquy mới dùng cho ôtô điện. Những người chế tạo ra loại acquy này khẳng định rằng nó có nhiểu ưu điểm hơn các loại ắc quy có trước đây. Người ta đã trang bị cho ôtô kiểu “Mustan 1975” loại ăcquy mới này (trọng lượng 360 kg, dung lượng 42 kwh, điện thế 150v) cùng với một động cơ điện. Trong điều kiện chạy trên đường phố, ăcquy này có thể cung cấp điện để chạy 190 km mà không cần nạp lại.Trong khoảng 23 giây có thể tăng tốc độ lên 120km/h và tốc độ tối đa là 130 km/h.
Người ta dùng sunfua sắt làm điện cực dương của ăcquy, còn điện cực âm là hợp kim liti-nhôm. Dung dịch điện giải là hỗn hợp liti và kaliclorua.
203. Điều chế khí đốt từ chất thải nông nghiệp như thế nào ?
Ở Anh, hàng năm lượng chất thải nông nghiệp có thể lên đến 60 triệu tấn. Những chất thải này phần lớn là chất hữu cơ, là nguyên liệu quý để sản xuất khí đốt. Để sử dụng những chất thải này, người ta đã chế tạo ra hai thùng tạo khí vi sinh vật dung tích 227 và 1362 lít. Máy tạo khí này là một thùng bằng cao su, trong môi trường các chất thải dạng lỏng như phân chuồng. Các vi khuẩn phát triển tạo ra khí mêtan. Dùng những thiết bị tạo khí kiểu này có thể cung cấp khí cho vùng ngoại ô thành phố ở Anh làm nhiên liệu để đốt, sưởi ấm cho các gia đình. Người ta còn đang nghiên cứu những thùng có dung tích lớn để dùng cho các trang trại.
204. Loại sơn nào chống băng tuyết ?
Ở Phần lan  người ta nghiên cứu ra một loại sơn  kị nước (thành phần gồm có nhựa êpôxi và chất đóng rắn) có khả năng làm băng tuyết không bám vào tầu. Sơn này tạo ra trên bề mặt kim loại một lớp màng rắn chịu nước, đồng thời lại có hệ số ma sát thấp. Người ta dùng loại sơn này để sơn tàu đánh cá trên biển Bắc. Khi đi biển, tàu không bị băng tuyết bám vào, và do hệ số ma sát của màng thấp, nên tàu chạy nhanh hơn.
205. Dùng tia laze phát hiện độ bẩn của nước như thế nào ?
Để kiểm tra độ bẩn của nước, người đã ta dùng tia laze. Khi chiếu tia laze xuống nước thì ánh sáng phản chiếu của nó được thu lại qua một máy phân tích quang học. máy này sẽ ghi lại cường độ, phương của những tia phản chiếu. Cường độ phản chiếu khác nhau tuỳ theo độ bẩn của nước. Bằng phương pháp này, người ta có thể tìm được số lượng, tính chất của các chất bẩn trong trong nước ở độ sâu tới 8 mét.
206. Có phải nọc kến là chất kháng sinh ?
Năm mươi năm về trước, có một loài sinh vật di cư từ phương Nam sang nước Mỹ: kiến lửa. Khi đốt, kiến “tiêm” vào vết thương một chất độc, nhưng không nguy hiểm chết người. Cho tới gần đây, người ta vẫn chưa xác định được bản chất của nọc kiến mặc dù đã có giả thuyết chất độc ấy đồng thời là  một chất kháng sinh. Những nghiên cứu mới nhất đã khẳng định điều này. Nọc kiến làm chết những loại nấm mốc và đa số vi khuẩn, trong số đó có các vi khuẩn gây bệnh như liên cầu khuẩn (streptocoque) và tụ cầu khuẩn (staphi-locoque).
207. “Cắt” lông cừu bằng phương pháp hoá học như thế nào ?
Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp Pháp vừa tìm ra được một phương pháp rất độc đáo để thu hoạch lông cừu và lông thỏ làm len. Người ta chỉ việc cho chúng uống một liều lượng nhất định chất xiclofotfamit, hoàn toàn không độc hại đối với chúng. Cừu thì sau một tuần sẽ rụng lông, còn thỏ thì chỉ sau 12 phút đã “tự nguyện” rũ bỏ bộ lông dầy và mượt của mình, trong khi nếu cắt lông bằng phương pháp thường, mất ít ra là nửa giờ. Có điều… phải giữ những con vật này 3 tuần trong chỗ ẩm để chờ chúng mọc lông.


208. Có thể dùng mật ong làm chất chỉ thị độ ô nhiễm môi trường không ?
Chính loại mật ong bình thường lại là chất chỉ thị tốt cho ta biết độ ô nhiễm môi trường. Nhà khoa học D-Liak tại trường Đại học Cornell kết luận như vậy. Ông lấy những mẫu mật ong đặt tại nhiều vị trí khác nhau: bên cạnh đường ôtô, nhà máy, mỏ quặng và so sánh với mẫu mật ong nguyên chất. Trong những mẫu thí nghiệm đã phát hiện ra nhôm, bari, đồng, niken, mangan, môlipđen.. tổng số tới 47 nguyên tố, nghĩa là gần một nửa bảng tuần hoàn.
209. Sơn khô cực nhanh, khô như thế nào ?
Ở Pháp, người ta đã bắt đầu sử dụng một loại sơn khô trong chớp mắt, dưới tác của tia tử ngoại. Sơn này gồm mônôme và các chất, khi bị tia tử ngoại chiếu vào lập tức biến thành hợp chất cao phân tử. Loại sơn mới rất vạn năng và dùng được đối với bất cứ bề mặt như thế nào. Nó đặc biệt thích hợp với việc in ofset nhiều màu, vì hiện nay tốc độ in của máy chỉ phụ thuộc vào tốc độ khô của mực.
210. Sợi tổng hợp nào dùng làm quần áo cho các nhà du hành vũ trụ ?
Bộ quần áo của những nhà du hành trên con tàu vũ trụ “Liên hợp 19” được may bằng một loại sợi tổng hợp gọi là “Lola”. Theo các chuyên gia, với các tính chất độc đáo của nó, loại sợi này có thể dùng trong các ngành luyện kim và tất cả những nơi cần các mặt hàng dệt chịu hoá chất và nhiệt độ lên tới trên 10000C. Vải dệt từ “Lola” trông tựa như len và hoàn toàn cách điện. Không những Nga mà các xí nghiệp nước ngoài rất chú ý đến loại sợi này.
211. Cao su nào được dùng trong máy thay tim ?
Các nhà nghiên cứu thuộc công ty Goodycar Tire Rubber Co sau10 năm phối hợp nghiên cứu cùng với các thầy thuốc đã tìm ra một loại cao su pôliôlêfin mới, rất thích hợp để sản xuất các máy y cụ, thay thế cho hoạt động của cơ tim. Vấn đề đông máu đã được giải quyết bằng cách phát triển một loại nhung pôlyeste mới có phủ pôlyurêtan dẫn điện. Những trái tim nhân tạo này được thí nghiệm thử với nguồn năng lượng ngoài và đã làm việc thành công trong suốt 94 ngày.
212. Xác định hàm lượng vàng bằng máy gia tốc như thế nào ?
Vàng có khắp nơi trong thiên nhiên. Trung bình cứ 1000 tấn đất chứa khoảng 5g vàng. Thông thường, cần xử lý hàng chục nghìn mẫu các loại đất mới xác định được vàng nằm trong lớp đất nào. Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện các vấn đề vật lý Mascơva đã phát hiện cách sử dụng máy Bêtatron để phân tích các mẫu đất này. Các điện tử đã được gia tốc hoạt hoá các nguyên tử vàng, phát ra tia X và chỉ cần đo lường bức xạ này trong không đầy 1 phút có thể xác định được hàm lượng vàng trong mẫu đất. Máy xác định được những lượng vàng vô cùng nhỏ bé, có nồng độ 1: 1300.000.
213. Kính hiển vi điện tử tham gia sản xuất phân bón như thế nào ?
Để nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất, Viện hoá vô cơ ở Ustinad Zabun (Tiệp khắc) đã kết hợp kính hiển vi điện tử PSEM - 500 với các thiết bị tính toán, và áp dụng tại các nhà máy. Thiết bị tổ hợp này đã nghiên cứu tính chất cơ lý của phân bón tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa tính chất vật lý của sản phẩm, cấu tạo tế vi của chúng và chế độ kỹ thuật, để từ đó điều chỉnh trở lại quá trình sản xuất. Nhờ ở độ tự động hoá cao, thiết bị mới làm việc có năng suất cao hơn cách phân tích và điều chỉnh sản xuất cũ nhiều lần.
214. Trạm ôzôn lớn nhất thế giới ở đâu ?
Ở Mascơva (Nga) đã xây dựng xong một trạm phát sinh ôzôn lớn nhất thế giới, có khả năng mỗi ngày xử lý 200.000m3 nước uống. Do số dân tăng lên và thành phố được mở rộng không ngừng, nhu cầu về nước ngày càng lớn, buộc phải hiện đại hóa và mở rộng các cơ sở cung cấp nước. Riêng để xử lý nước phía tây thành phố, trạm đã phải  cung cấp 200 kg ôzôn trong 1 giờ.
215. Protein chế từ phế liệu xenlulôzơ như thế nào ?
Trường Đại học tổng hợp Luisana (Mỹ) đã nghiên cứu thành công một phương pháp mới chế tạo protein đơn bào và đang đưa ra công nghiệp. Loại      protein này đầu tiên được dùng làm thức ăn cho gia súc và tiến tới làm thực phẩm cho con người.
Nguyên liệu để sản xuất ra nó là phế liệu xenlulôzơ cành cây, giấy vụn, vải vụn cũ và các loại “rác” khác. Sau khi xử lý tạp chất người ta dùng một loại vi khuẩn phát triển hết sức nhanh chóng, tạo ra một chất bột chứa 50% protein. Năm 1978, sản phẩm mới này đã phổ biến trên thị trường.
216. Nước nào có chiếc tàu và là nhà mày sản xuất axit H2SO4 ?
Tại thành phố Sêxin (Ba Lan), người ta đã đóng một loại tàu độc đáo: tàu nhà máy. Hàng hoá đưa xuống tàu là lưu hùynh lỏng, một nguyên liệu nổi tiếng và rất phong phú của Ba Lan. Trên đường đi, nguyên liệu này được chế biến và khi tàu cập bến (thường là tại nước ngoài, hàng hoá bốc rỡ lên đã là.. axit sunfuric. Thật tiện lợi: những khí thải trong quá trình sản xuất thoát ra ngoài biển khơi, nên không gây ô nhiễm môi trường như trên đất liền. Nhiệt dư từ các phản ứng được dùng để cất nước biển thành nước ngọt dùng cho các thuỷ thủ kiêm công nhân sản xuất hoá chất trên tàu, để pha vào axit và dùng cho tuyêcbin hơi nước của tàu.
217. Phương pháp nào sản xuất oxi rẻ nhất ?
Các nhà khoa học ở một trường Đại học của Đức đã chế tạo một loại thiết bị mới sản xuất oxi nhờ rây phân tử, để giữ lại khí này từ không khí. Kết quả thu được hỗn hợp khí chứa 80% oxi. Cho đến nay, phương pháp này là phương pháp đơn giản nhất và cho khí oxi rẻ nhất trong công nghiệp.
218. Nâng cao chất lượng của gang bằng cách nào ?
Thêm nguyên tố đất hiếm ytri vào gang xám nóng chảy làm tăng rõ rệt tính chất của gang: độ bền, độ dẻo, tính chịu nhiệt. Thay đổi tỷ lệ ytri có thể điều chỉnh được tính chất của gang trong một giới hạn rộng. Không những làm gang thêm bền, nguyên tố này còn có tác dụng khử các tạp chất có trong gang. Loại gang này đã sử dụng trong ngành chế tạo máy và nâng cao được chất lượng và tuổi thọ nhiều thiết bị.
 219. Lò so thủy tinh có ưu điểm gì ?
Các nhà khoa học Nga đã chế tạo được một loại lò so bằng thuỷ tinh có độ bền lớn và độ đàn hồi cao. Nó có tính ưu việt hơn lò so bằng thép ở chỗ không bị ăn mòn trong môi trường xâm thực, chịu nhiệt và không có biến dạng dư. Kỹ thuật đặc biệt cho phép khắc phục được tính ròn của thủy tinh. Những chiếc lò so mới này đã bắt đầu thay thế thép trong ampe kế, vôn kế, cân chính xác, dụng cụ đo địa chấn và đồng hồ, đặc biệt những chiếc lò so bằng kim loại quý và đắt tiền trong các dụng cụ vật lý chính xác.
220. Sự ăn mòn có lợi khi nào ?
Các chuyên gia Mỹ đã giải quyết vấn đề nhiễm bẩn thiên nhiên nhờ hiện tượng ăn mòn. Các loại rác dưới dạng bao gì bằng kim loại, chất dẻo, giấy, gỗ… phải vứt vào những thùng rác vừa được sản xuất hàng loạt, có hai lớp vỏ bằng 2 thứ kim loại khác nhau (như sắt và nhôm chẳng hạn), ở giữa, có một lớp muối, dễ hút ẩm. Đóng hộp lại, các thùng rác trở thành những chiếc “pin”, và quá trình ăn mòn điện hoá bắt đầu xẩy ra. Qua vài tuần, những thùng rác này biến thành một đống bụi xám nhỏ.
221. Ở điều kiện nào nước đã có tinh kim loại ?
Ngày nay, người ta đã điều chế được hàng chục loại tinh thể nước khác nhau nhờ áp suất, nhưng mới đây lại phát hiện thêm một loại nước nữa. Ở nhiệt độ -800 và dưới áp suất hàng triệu at-môt-phe, nước đá, kẹp giữa 2 tấm kim cương, sẽ có những tính chất của kim loại: từ chất điện môi điển hình thành chất dẫn điện. Tính chất này của nước thể hiện cả trong khoảng không gian vũ trụ.
222. Kim cương tổng hợp được điều chế như thế nào ?
Các nhà hoá học Nga lần đầu tiên đã thu được kim cương tổng hợp dưới áp suất thường. So với những thiết bị nặng nề và công suất lớn trước đây thì thiết bị mới này rất đơn giản. Nó chỉ bằng thuỷ tinh, vì không cần đến các vật liệu chịu áp. Việc chế tạo kim cương đòi hỏi phải cực kỳ chính xác. Chỉ một sai sót rất nhỏ so với điều kiện làm việc tối ưu cũng làm cho kim cương bị phủ một lớp graphit. Kim cương điều chế trên thiết bị mới không khác lắm so với kim cương thiên nhiên.
223. Hợp kim nhôm đặc biệt có ưu điểm gì ?
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu ra một loại hợp kim nhôm, đặt tên là Surpral. Vật liệu này có nhiều tính chất quý báu: dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt, độ bền cao, sáng bóng, đồng thời lại có tính dẻo phi thường. Một mẩu Supral đun nóng nhẹ có thể kéo dài ra 10 lần. Từ hợp kim này có thể chế tạo các đồ vật có hình dạng rất cầu kỳ, nên được dùng làm khuôn đúc chất dẻo. Người ta cho rằng càng ngày vật liệu mới này càng có nhiều ứng dụng kỹ thuật.
224. Sản xuất glucozơ không cần axit như thế nào ?
Các chuyên gia Đức đề nghị một phương pháp hoàn toàn mới để sản xuất glucozơ không dùng axit mà dùng men để phân huỷ tinh bột. Hiệu suất so với phương pháp cũ tăng gấp đôi. Nhưng người ta cho rằng ưu điểm chính của phương pháp là ở chỗ: glucôzơ thu được có chất lượng siêu tinh khiết
225. Có cách nào xác định nhanh nitơ trong đất ?
Một phương pháp mới, nhanh chóng và chính xác để định lượng nitơ trong đất ra đời ở Mỹ, rút ngắn thời gian phân tích được 20 lần. Chỉ việc trộn đất với một loại sơn đặc biệt, có tính chất hấp thụ các chất đạm trong đất, và tăng cường độ màu. Mang so sánh với mẫu tiêu chuẩn, sẽ biết trực tiếp nồng độ các hợp chất của Nitơ.
226. Lớp vỏ bảo quản rau quả bằng chất gì ?
Các nhà hoá học Nhật đã tìm ra một công thức chế tạo các lớp vỏ cho quả, rau, trứng, bơ.. cần phải bảo quản trong một thời gian dài. Thành phần để chế tạo lớp vỏ tổng hợp là zêlatin, tinh bột khoai tây, sôđa và một vài chất phụ gia khác. Bằng lớp vỏ này, có thể giữ các sản phẩm nói trên tươi lâu hơn giữ trong tủ lạnh đến 5 lần.
227. Quần áo người nhái bằng silicôn có tác dụng gì ?
Các nhà hoá học Nhật Bản phối hợp với các nhà sinh vật đã chế tạo những bộ quần áo người nhái dùng cho thợ lặn bằng silicon. Nó giúp cho người ta ở lâu hơn dưới mặt nước để hoàn thành một công việc nào đó. Bộ quần áo người nhái này gồm nhiều lớp silicôn, có khả năng hấp thụ oxi tan trong nước và thải trực tiếp được khí cacbônic qua mặt nạ thở.
228. Tác dụng kép nào cho ngô của thuốc trừ cỏ?
 Hungari đã tổng hợp và sử dụng rộng rãi một loại thuốc trừ cỏ cho ngô, gọi là “Hungazin”. Ngoài tác dụng trừ cỏ rất hiệu lực và tác dụng 2 - 3 năm, nó còn kích thích sự sinh trưởng của cây ngô, rút ngắn thời gian trồng trọt. Hungazin đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn ghi trong luật bảo vệ môi trường.
229. Hợp kim của kim cương  có ưu điểm gì ?
Đó là tên gọi của một loại vật liệu mới do công ty Dunlôp (Mỹ) sản xuất. Tuy không phải hợp kim, nhưng thành phần của nó gồm niken và kim cương tổng hợp ở dạng bột. Khi hàm lượng kim cương trong vật liệu lên tới 30%, độ bền mài mòn của nó rất cao, thuận tiện để phủ lên các chi tiết hoạt động của máy móc thiết bị. Nói chung, thời gian làm việc của các chi tiết có phủ vật liệu này tăng lên tới 6 lần.
230. Sơn  chống cháy ngăn cản sự cháy thế nào ?
Ở Hungari, người người ta đã chế tạo được một loại sơn chống cháy cho các vật liệu dễ bắt lửa như gỗ, giấy, cactông… Chỉ cần phủ lên bề mặt một lớp sơn: dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, nó sẽ phồng lên và ngăn cản sự cháy. Khi nhiệt dộ lên tới 1200C, sơn biến thành một lớp xốp, có tính cách nhiệt và có khả năng dập tắt cháy. Thêm chất phụ gia đặc biệt, loại sơn này chịu được nhiệt độ 9000 trong 3 - 5 giờ.

231. Làm cho rơm rạ có vị ngọt như thế nào ?
Ở Viện nghiên cứu về chăn nuôi ở Ukrena đã nghiên cứu cho kiềm tác dụng lên rơm rạ ở áp suất 150 atmôtphe; xenlulozơ sẽ chuyển hoá thành đường saccrôzơ và một số chất khác dễ đồng hoá. Nhờ thế rơm ạ có mùi thơm, vị ngọt và hàm lượng chất dinh dưỡng tăng lên gấp đôi.
Bò đực ăn loại rơm này có thể tăng trọng từ 1000 - 1200 g/ngày.
232. Lớp bảo vệ đường ống dẫn dầu bằng chất gì ?
Những tạp chất chứa trong dầu như H2S, CO2, các loại muối và một số chất khác nữa làm cho kim loại nhanh chóng bị ăn mòn. Để bảo vệ các đường ống dẫn dầu, người ta tráng bên trong một lớp phủ mới có tính chất khác hẳn các loại thường dùng: chỉ gồm hai cấu tử khá phổ biến là nhựa phênol focman-đêhit và epoxy. Hỗn hợp này dễ dàng tráng lên đường ống và rất mau khô trong bất cứ điều kiện nào, ngay cả ở nhiệt độ gần 00C.
233. Có phương pháp sinh hoá nào tiêu huỷ chất thải ?
Ở Anh, mới đây đã sản xuất ra một loại chất sinh hoá được gọi là “Fenobac”. Chất này cho phép giảm được tác dụng độc hại đến môi trường xung quanh của các hoá chất như dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ cũng như các chất hữu cơ khác.
Loại thuốc phân huỷ bằng phương pháp sinh hoá này dùng để xử lý các nguồn nước ăn. Trong một gam “Fenobac” chứa 1 tỷ vi khuẩn rất phàm ăn những chất như benzen, xăng, phênol, naphtalen và dầu mỡ.
234. Có phương pháp nào làm sạch khí thải của ôtô ?
 Các chuyên gia Anh vừa chế tạo được một máy lọc để thu hồi chì từ khói thải của ôtô chạy bằng xăng có chỉ số ốc tan cao.
Thành phần chính của máy lọc gồm một lưới bằng bông thép mạ  hiđroxit nhôm và natri phốtphát hoặc kali cacbonat.
Việc đặt máy lọc vào ôtô làm tăng giá ô tô lên 10 bảng Anh và không ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ. Máy lọc này cũng có thể đặt vào các loại ôtô khác chạy bằng dầu điêzen để lọc muội than và các tạp chất khác trong khói.
235.  Sản xuất axit phôtphoric tinh khiết theo công nghệ mới như thế nào ?
Tại Pháp, người ta đã sản xuất axit phốtphoric tinh khiết theo hương pháp mới ở quy mô công nghiệp. Ở giai đoạn đầu, người ta chiết axit phốtphoríc bằng izôbutanol và rửa phần chiết bằng xút. Tuỳ theo yêu cầu về độ tinh khiết sản phẩm, tiếp tục chiết axit bằng izôbulanôl, dung dịch kiềm, nước hoặc axit phôphoric loãng, Izôbutanôl sau khi tham gia vào quá trình được tách khỏi axit bằng cách chưng cất.
236. Loại chất dẻo nào nhạy với ánh sáng ?
Trước đây, người ta dùng loại kính đen để bảo vệ mắt thợ hàn khỏi bị những tia sáng chói khi hàn. Loại kính này có nhược điểm là thợ hàn luôn luôn bị một màu đen che kín mắt, khó quan sát chất lượng mối hàn. Ngày nay, người ta đã chế ra một loại chất dẻo rất nhạy cảm với ánh sáng gọi là Compound-224 để sản xuất kính cho thợ hàn. Khi hàn, những tia chói chiếu vào chất dẻo làm cho chất dẻo lập tức bị đen lại và có thể giữ được 99% ánh sáng. Sau một giây, khi hết ánh sáng hàn đó, chất dẻo này lại trở lại trong suốt như trước.
237. Phân bón từ phế liệu nhà máy thuộc da có ưu điểm gì ?
  Viện nghiên cứu khoa học thuộc công nghiệp giầy da tại Ukren người ta đã nghiên cứu ra một phương pháp xử lý phế liệu da để làm phân bón cho rau. Sản phẩm là một loại bột màu xám có chứa 9 - 14% đạm, 5% chất béo, 3-4% oxit crôm, , 7-8% tro. Ngoài ra, sản phẩm này còn giàu nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, bo, môlipden, man-gan. Nó có thể được sử dụng như là một loại phân phức hợp để bón cho rau, nho, các loại cây có tinh dầu.
 Người ta đã tiến hành thí nghiệm 2 năm loại phân bón này trên các cánh đồng và khẳng định hiệu quả sử dụng cao của nó: thu hoạch khoai tây tăng 30%, cà chua 35%.
Tại nhà máy liên hợp giày da, người ta đã xây dựng xưởng sản xuất phân bón, và qua tính toán kinh tế kỹ thuật, đã dự tính rằng vốn xây dụng xưởng sẽ được hoàn lại sau một năm.
238. Keo dán gạch và thạch anh có ưu điểm gì ?
Ở Acmêni, người ta đã nghiên cứu thành công một loại keo dán ở nhiệt độ cao trên cơ sở các hợp chất vô cơ mônô oxit kẽm, oxit silic, bo và axit octo -phôtphoric. Keo này đóng rắn ở nhiệt độ tương đối thấp (khoảng 1500 C) và bền vững ở nhiệt độ rất cao 11500C. Nó có thể dán gạch, graphit, kim loại, thạc anh và thuỷ tinh. Có thể sử dụng nó vào việc che phủ để bảo vệ, chống ăn mòn.
239. Những ngôi nhà băng cát được xây ở đâu ?
Trên những khu đất vỡ hoang ở Kha-u-dơ-khan gần thị trấn Tết -gien (Tuốc-mê-ni), xuất hiện những ngôi nhà xinh đẹp. Những toà nhà đó đã được xây bằng… cát lấy tại chỗ, trong xa mạc Ka-ra-Kum
Những nhà bác học ở Mat-scơ-va đã đề xuất  việc dùng cát là nguyên liệu xây dựng chủ yếu. Phương pháp này vừa đơn giản lại vừa độc đáo: cát được trộn với ximăng, bột nhôm và bồ tạt theo tỷ lệ xác định. Sau khi xử lý hỗn hợp bằng không khí nóng, người ta được một chất liệu xốp, gọi là “ga-dô-bê-tông”, bền vững như gạch nung, nhẹ bằng nửa bê tông thường, và cách nhiệt tốt.
Giữa những cồn cát của xa mạc Ka-ra-Kum, người ta đã xây dựng nhà máy đầu tiên sản xuất những cấu kiện nhà lắp ghép bằng nguyên liệu này.
240. Ngọc xa phia nhân tạo được sản xuất ở đâu ?
Một phòng thí nghiệm tự động sản xuất những viên ngọc xa phia nhân tạo đã bắt đầu hoạt động tại Viện nghiên cứu đơn tinh thể Khác - cốp. Lần đầu tiên, trong những lò điện mạnh, người ta đã tạo ra được những viện ngọc có đủ các hình dáng, không phải xử lý thêm nữa.
Ngọc xa phia có những đặc tính đặc biệt không có chất gì thay thế được. Nó vẫn trong suốt ở nhiệt độ mà các kim loại bắt đầu nóng chảy, và người ta có thể dùng để chế tạo những đèn chiếu sáng cực mạnh.
 

241. Phát hiện người nghiện rượu bằng cách nào  ?
Bác sĩ Spencer -Shau và nhóm cộng tác với ông ở Bệnh viện ở Brenx (Niu - Ooc) đã nghiên cứu thấy rằng trong huyết tương người nghiện rượu có một lượng rất lớn axit aminô-n-butyric. Trong huyết tương người bình thường vẫn có mặt axit amino này, nhưng ở người nghiện rượu tỷ lệ axit amino đó ít nhất cao gấp đôi và tỷ lệ đó vẫn duy trì dù người nghiện đã nhịn rượu trong nhiều ngày. Người ta chưa giải thích được nguyên nhân làm tăng tỷ lệ axit amino-n-buturic trong huyết tương người nghiện rượu.
242. Bê tông chất dẻo, bền hơn nhựa đường như thế nào ?
Thông thường người ta phủ mặt đường bằng một lớp “nhựa đường” gồm có nhựa, dầu hoả trộn với đá hoặc sỏi. Sau nhiều năm nghiên cứu, các công ty SCREG và Rhône Pou-lenc (Pháp) đã thành công sử dụng ở quy mô công nghiệp nhựa than đá làm chất kết dính, trộn với một tỷ lệ cao các phế liệu PVC cán vụn, tạo thành một loại bê tông hyđrôcacbon có những đặc tính ưu việt để phủ mặt đường.
Loại bêtông mới này không những cho phép sử dụng nhựa than đá và các phế liệu PVC có rất nhiều, mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề; chống ổ gà, chống hư hỏng mặt đường do dầu hoả, xăng và các nhiên liệu, làm lớp phủ các công trình nghệ thuật, làm nền nhà công nghiệp v.v...
Ngoài ra còn tiết kiệm được nguyên vật liệu vì loại bê tông mới này rất rắn chắc nên có thể giảm bề dày của lớp phủ mặt đường.
243. Có than hoạt tính ở dạng sợi không ?
Cho đến nay, than hoạt tính chỉ có ở dạng bột hoặc hạt. Người ta đã chế tạo được nó ở dạng sợi. Đây là kết quả nghiên cứu của 2 viện nghiên cứu Nhật Bản, dùng nguyên liệu cơ bản là sợi pôliacrilnitril. Độ bền của nó đối với không khí lớn hơn than hoạt tính bột và hạt. Sự hấp thụ các dung môi hữu cơ hoặc các khí độc lớn hơn từ 1,5 - 3 lần.
244. Có điều bí ẩn gì ở hồ Komek ?
Hồ Komek, ở vùng xa mạc phía Tây nước Tuôc -mê-ni (Nga) mang trong lòng nó một điều bí ẩn. Vì sao nhiệt độ nước hồ gần đáy lên tới 500C, còn mặt nước chỉ có 90C ?
Trước kia người ta cho rằng, có những mạch nước nóng ngầm. Nhưng người ta đã phát hiện: nước hồ gồm 2 lớp không trộn lẫn nhau, do khối lượng riêng khác nhau. Lớp trên mặt là nước mưa còn lớp dưới thì mặn, đáy hồ lại có bùn đen nên hấp thu nhiều nhiệt lượng của ánh nắng mặt trời hơn lớp nước trên mặt hồ. Hiện tượng này giúp tạo ra loại bùn hydrô sunfua có thể dùng để chữa bệnh, khối lượng ước tính lên tới hàng nghìn mét khối.
245. Đá bọt nhân tạo dùng làm gì ?
Nhiều loại đá phún được dùng trong xây dựng, để làm bê tông nhẹ: tính nhẹ của chúng là do cấu trúc xốp được tạo ra khi núi lửa nổ.
Ở Đức đã hoàn thành phương pháp sản xuất một loại đá bọt nhân tạo, gọi là zitan, chế biến từ đất sét tạo hạt trong một thiết bị đặc biệt, bắt chước hoạt động nổ của núi lửa. Zitan rắn chắc và có khả năng đàn hồi, chịu được tác dụng của hơi nước và nước đá.
246.. Có loại đèn báo hiệu ban đêm nào không tiêu thụ năng lượng bên ngoài ?
Ở Mỹ vừa chế tạo một loại đèn báo hiệu ban đêm không tiêu thụ năng lượng bên ngoài. Thân đèn là một ống huỳnh quang bằng thủy tinh borôsilicat, bên trong nạp khí tritium, khi bức xạ sẽ làm đèn sáng. Ánh  sáng loại đèn này có thể chiếu xa đến 180m và tuổi thọ có thể được hàng chục năm.


247. Xương nhân tạo làm bằng chất gì ?
Người ta thí nghiệm thay một vài xương nhân tạo cho một con chó thí nghiệm .Xương nhân tạo chế biến trên cơ sở hiđrôxiapatit, ôxit nhôm xốp hoặc san hô trong trường hợp này là canxi cacbonat) nhưng không một trường hợp nào bị sai khớp hoặc nhiễm trùng chỗ tiếp xúc. Dần dần xương nhân tạo được bọc sụn và sau đó chẳng khác gì xương thật.
248. Sợi siêu bền được điều chế từ chất gì ?
Một công ty Nhật Bản đã nghiên cứu phương pháp rẻ tiền để điều chế cacbua silic thành sợi dùng cho vật liệu nhiều lớp. Sợi này  có khả năng làm việc ở nhiệt độ tới 1.2000C. Nguyên liệu để điều chế cacbuasilic là đimêtilcloxilan, nhiệt phân trong chân không ở 1.3000C.  Nếu tăng nhiệt độ đến 1.5000C, tính bền của sợi giảm. Giới hạn bền của sợi có đường kính từ 10 - 20 micrôm là 350kg/cm2 trong khi sợi bằng đồng và niken có cùng đường kính thì giới hạn bền chỉ là 40 - 60 kg/cm2.
249. Làm pin mặt trời rẻ tiền từ chất gì ?
Hiện nay người ta đã nghiên cứu kỹ thuật sản xuất pin mặt trời trên cơ sở sunfat đồng và cađimi. Giá của loại pin này chỉ có 1 đôla một mét vuông, và hiệu suất vào khoảng 7,8%. Pin mặt trời khác có hiệu suất từ 15 - 20%, nhưng giá ít nhất là 150 đôla một mét vuông.
250. Hàn nhôm như thế nào ?
Những chuyên gia ở trung tâm khoa học Kha-ru-ele (Đức) đã nghiên cứu thành công một phương pháp đơn giản để hàn nhôm. Trong điều kiện bình thường, nhôm không hàn được, vì trên bề mặt nhôm lập tức tạo thành màng oxit, và que hàn không liền được với màng này. Để hàn hai bề mặt nhôm, trên bề mặt của nó trong chân không, người ta phủ một lớp bột niken mỏng. Không cần làm sạch bề mặt vì trong chân không sẽ xảy ra tác dụng hoá học giữa nguyên tử niken và màng mỏng oxit. Sự đốt nóng tự nhiên trong khi hàn không làm giảm độ bền của lớp bọc và lực kết dính với nền nhôm.

251. Chất gì xua đổi chó và mèo ?
Ở Canađa vừa đưa ra bằng phát minh một chế phẩm mới để xua đuổi chó và mèo. Trong thành phần chất ấy, ngoài paraphin và dầu khoáng, còn có mêtilnônixeton (CH3(CH2)8- COCH3 . Mùi của chất này, rất ít hấp  dẫn đối với khứu giác rất thính của chó và mèo. Rắc ở các hiên, lò sưởi và các đường đi, loại thuốc này làm cho chó và mèo phải lánh xa.
252. Dùng laze điều chế thuỷ tinh kim loại như thế nào ?
Dưới tác dụng của tia laze CO2rất mạnh, có thể tạo được một màng mỏng có độ bền vững cao gọi là thuỷ tinh kim loại. Trong khoảng khắc, tia laze làm chảy một lớp mỏng trên bề mặt kim loại hoặc hợp kim, mà nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ. Khi ngắt tia laze, kim loại nguội rất nhanh trong phần nghìn của giây. Lúc đó trên bề mặt kim loại hình thành một màng mỏng dạng thuỷ tinh gọi là thuỷ tinh kim loại. Qua nghiên cứu, màng mỏng có độ cứng và chống ăn mòn rất cao so với bản thân kim loại hoặc hợp kim thông thường. Người ta đã thu được thủy tinh kim loại trên nền hợp kim niken và côban.
253. Có phải silic  oxit chống hiện tượng vón cục ?
Trong quá trình sản xuất các loại phân hoá học, tình cờ người ta thấy rằng silic oxit có tác dụng ngăn cản hiện tượng vón cục của các loại phân hoá học. Còn trong khi bón các loại thuốc chống sâu bệnh cho cây trồng, các nhà khoa học thấy rằng silic oxit lại có tác dụng hấp thu chất gây hiện tượng vón cục.
254. Hợp kim than  AT - 3 là hợp kim gì ?
Ở Nga người ta đã nghiên cứu chế tạo được một loại hợp kim titan mang nhãn hiệu AT-3, thay thế được cho thép không rỉ. Trong thành phần của nó có các chất như nhôm, crôm, sắt, và silic, với hàm lượng không quá 2 - 3%. Hợp kim này có tính chống ăn mòn rất cao. Nó không bị ăn mòn bởi nước biển, peoxit hyđrô đậm đặc và axit pha loãng, thậm chí còn chịu được các hợp chất nóng của clo, và trong dung dịch axit sunfuric đun nóng tới 2750 C ở áp suất 60 át -môt-phe trong 2000 giờ. Thí nghiệm với axit nitric cũng thu được kết quả như vậy. Dưới tác dụng của các chất kiềm. AT-3 không hề bị phá huỷ. Hợp kim AT-3 còn có một loạt ưu điểm nữa là bền, dễ hàn, và giữ nguyên độc tính dẻo ở nhiệt độ -1950 C.
Qua nhiều thí nghiệm người ta thấy rằng: hợp kim mới này tốt hơn hẳn thép không gỉ khi dùng trong công nghiệp hoá chất. Cần phải nói thêm là hợp kim AT-3 có thể sử dụng rất rộng rãi.Từ hợp kim này có thể làm các sản phẩm rèn, các tấm cán nguội, ống, dây, kim loại dát mỏng tới 0,07mm..
255. Có thể dùng khói nhà máy nhiệt điện để làm phân bón không ?
Một nhà máy công suất 1500 - 2000 mêga-oát, chạy bằng than mỗi ngày thải vào không khí 50 tấn đioxit lưu huỳnh (SO2) rất độc. Các nhà Bác học Ba-lan đã tìm cách trung hoà nó, dựa vào hiện tượng thường xảy ra trong thiên nhiên là đioxit lưu huỳnh tham gia vào phản ứng với amoniăc trong không khí.
Theo phương pháp mới này thì amoniăc được cho thêm vào khói sẽ tạo ra amonisunfat trong không khí. Gió sẽ rải phân bón này trong một vùng rộng lớn. Phương pháp mới này lần đầu tiên được sử dụng tại nhà máy điện thành phố Turôvô.
256. Có xích xe đạp bằng chất dẻo không ?
Ở Mỹ vừa đưa ra thị trường một loại xích xe đạp bằng chất dẻo, có cốt bằng thép. Loại xích này nhẹ hơn xích thép 75%, không cần bôi trơn và không gây tiếng động. Trong thành phần chất dẻo (pôliuretan), có cho thêm phụ gia phản xạ, nên ban đêm xích sẽ sáng dưới ánh đèn pha ô-tô, làm cho người đi xe đạp đêm an toàn hơn.
257. Có thể sát trùng bằng phân bón không ?
Các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, gây tác hại rất lớn cho cây trồng trong nông nghiệp. Để tiêu diệt các loại có hại này, người ta xông khói đất bằng các chất độc hoá học. Khả năng mắc bệnh của các cây thực vật giảm xuống, nhưng không sát trùng được hoàn toàn.
Gần đây, người ta đã khám phá ra một phương pháp tốt hơn nhiều, bằng cách sử dụng phân đạm thông thường. Ví dụ: nếu ở trung tâm gây bệnh của khoai tây trước một số tuần, người ta đưa vào trong đất một lượng urê (1,5kg/m2), thì trung tâm gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Viện Bảo vệ thực vật của Nga đã áp dụng thử phương pháp này để bảo vệ cây bông khỏi các bệnh nguy hiểm nhất - như bệnh héo lá do verticillium.
Những thí nghiệm tưới urê vào đất (3 - 5g/1kg đất) chứng tỏ có thể hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh cho cây bông. Kết quả sát trùng đó tỏ ra có hiệu quả cho cả những năm sau.
258. Có ôtô bọc chất dẻo không ?
Ở những  ô tô du lịch, chất dẻo đã trở thành rất quen thuộc. Gần đây các vật liệu pôlime đã được sử dụng trong chế tạo thiết bị quân sự. Mỹ thông báo đã chế tạo các loại xe hơi bọc thép, trong đó các tấm pôlicacbonat được dùng rất rộng rãi.
Vỏ ôtô bọc thép mới đó được chế tạo như sau: vỏ ngoài là loại thép cácbon thường, bên trong là một lớp poliuretan dày 25mm (cách âm và cách nhiệt) trong cùng là lexan, các  tấm kín chắn gió thì làm bằng 3 lớp lêxan khác nhau, loại chất dẻo này súng thường bắn không thủng.
Loại ôtô bọc thép mới này nhẹ hơn xe cũ cùng loại tới hàng tấn, mặt khác lại rẻ hơn: chỉ giá khoảng 9000 đô la.
259. Nhiên liệu gì có thể lấy từ hồ Ki-vu ?
Hồ Ki-vu nằm ở vùng núi thuộc Trung Phi, có thể trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp cho các nước gần đó. Nước hồ này chứa tới 60 tỷ mét khối mêtan dưới dạng hoà tan, lượng hơi đốt này có khả năng sinh nhiệt tương đương với 60 triệu tấn dầu lửa. Khí này sinh ra dưới tác dụng của vi sinh vật, cũng như trong các hồ và các đầm lầy, có rất nhiều chất hữu cơ phân huỷ trong điều kiệu thiếu dưỡng khí.
Người ta bắt đầu nghiên cứu khai thác khí thiên nhiên nhiên độc đáo này. Phương pháp tiến hành rất đơn giản : hút nước ở độ sâu 300 m, và cùng với sự giảm áp suất, độ hoà tan của khí cũng giảm nên khí quá bão hoà được tách ra.
Trong những năm gần đây, đã lấy ra khoảng 20 triệu một mét khối khí mêtan từ hồ Ki-vu.
260. Có thể hàn graphit không ?
Graphit không những không hàn được mà cũng không chảy lỏng. Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất lót miếng đệm nhôm vào mối hàn graphit, sau đó ép chặt chi tiết và đốt nóng chỗ nối cho đến nhiệt độ, mà nhôm và cacbon bắt đầu phản ứng với nhau (khoảng 18000C). Cacbua nhôm sinh ra sẽ nối các chi tiết, lúc đó lại nâng nhiệt độ lên thêm 5000C. Ở 23000 C cacbua nhôm bay hơi, còn các chi tiết bằng graphit thì gắn chặt lại. Chu trình hàn này (18000C  - 23000C - 18000 C) được lắp lại 5 lần. Toàn bộ thời gian hàn khoảng nửa giờ. Sau đó không còn nhôm trong mối hàn, còn các chi tiết graphít được liên kết rất bền vững.
261. Thuốc trừ sâu từ biển có ưu điểm gì ?
Nhiều sinh vật sống ở biển đã cho những hoạt chất dùng làm thuốc chữa bệnh. Một giống giun biển thân đốt, có chứa trong vỏ một độc tố thần kinh gọi là nereistexin (hải độc tố), là một amin có tác dụng làm tê liệt thần kinh trung ương của nhiều sâu bọ.
Những người đánh cá Nhật bản từ lâu đã biết rằng nhiều loài khi ăn phải giống giun biển trên thì chết. Nhưng mãi đến năm 1934 nhà nghiên cứu Nhật bản Nitta mới tìm ra độc tố trên.
Ngày nay 20% thuốc trừ sâu tiêu thụ ở Nhật là Pađan, có hoạt chất là một dẫn suất tổng hợp nhân tạo của nereisteixin. Thuốc trừ sâu Padan được bán ra thị trường nước Nhật từ1967, tiêu diệt được nhiều giống rệp, bọ cánh cứng, mọt ngũ cốc và mối, kể cả những giống đã trơ với các loại thuốc trừ sâu hữu cơ chứa phốt pho và clo, nhưng không độc với động vật máu nóng và chóng bị phân huỷ trong các mô sinh vật và ngoài trời.
262. Lại một hồ kỳ lạ ở đâu ?
Cái hồ kỳ lạ này mà người địa phương gọi là hồ ngọt nằm ở Uran, vùng Tchêliabinsk. Quả thật nước hồ ấy có vị hơi ngọt. Một đặc điểm nữa: ở đó người ta có thể giặt quần áo mà không cần xà phòng, cả các vết dầu bẩn cũng sạch trơn.
 Làm sao giải thích được hiện tượng này ? Các nhà hoá học đã phân tích nước và nhận thấy nó chứa xút (NaOH).
263. Có thể tính tuổi của vũ trụ theo rêni như thế nào ?
Gần đây, 2 nhà bác học Mỹ đề nghị xác định tuổi vũ trụ theo tỷ lệ các đồng vị của osimi và rêni: Đồng vị phóng xạ trong thiên nhiên của rêni 187 sau khi phóng xạ bêta chuyển thành đồng vị osimi 187 và có chu kỳ bán huỷ là 40 tỷ năm. Các nhà bác học ấy đã xác định tỷ lệ asimi và rêni trong các thiên thạch và tính ra tuổi của vũ trụ là 18 - 20 tỷ năm.
264. Nước nho và rượu vang diệt siêu vi trùng ?
“Nước nho, rượu vang làm giảm tuổi thọ của siêu vi trùng gây bệnh, thí dụ siêu vi trùng pôliômêlit”. Những nhà sinh vật học Canada đã nuôi siêu vi trùng trong các nước uống ấy, có điều chỉnh pH và đã nhận thấy rằng khả năng gây bệnh của pôliômêlit trong nước nho (ở pH = 7.0 và nhiệt độ 40C) giảm hàng nghìn lần sau 1 ngày. Rượu vang tác dụng kém hơn nước nho tươi. Người ta đã giải thích rằng hiệu lực giết siêu vi trùng là của các hợp chất phênôl có trong nước nho nhiều hơn trong rượu vang.
264. Chất dẻo nào được dùng trong đồng hồ ?
Xưởng sản xuất đồng hồ Êrêvan mỗi năm tiết kiệm được 60 vạn rúp nhờ thay một số chi tiết truyền thống kim loại trong đồng hồ bằng chất dẻo tự bôi trơn: các đồng trùng hợp của foocmalđêhit với điôxôlan và triôxanvới điôxôlan.
265. Bộ mì ôxi hoá có ưu điểm gì ?
Ở Riazan, người ta thí nghiệm cho thêm vào bột mì 0,3 - 0,5% bột mì biến tính bằng cách ôxi hoá với hỗn hợp 3 muối: kali brômat, kali pecmanganat và kali hipôclorit. Bánh mì sản xuất ra phồng hơn, ngon hơn, để lâu không bị cứng, mà giá thành không cao hơn bánh mì thông thường.
266. Loại thuốc diệt nấm nào không chứa thuỷ ngân ?
Một công ty Đan mạch và một chi nhánh của công ty khác ở Thuỵ Điển vừa sản xuất được một loại thuốc diệt nấm mới, đặt tên là panôctin, theo một quá trình sản xuất gồm 5 giai đoạn. Hoạt chất trong panôctin là 9 azô 1,17- điaminoheptađêcan axêtat của guaniđin, từ nguyên liệu là axit béo. Các công ty trên đã xây dựng một nhà máy có công suất 4.000 tấn/năm từ năm 1978.
267. Xăng cải tiến như thế nào ?
Những nhà nghiên cứu ở Viện Hoá hữu cơ thuộc Viện Hàn lâm khoa học của Nga bảo đảm rằng thêm 10% rượu izô - prôpilic vào xăng sẽ làm cho tính chất của xăng tốt hơn Hỗn hợp 98% xăng AU- 93 và 10% rượu izô-prôpilic tốt hơn xăng nguyên chất: ít muội hơn trong buồng đốt, giảm tính độc của khí thải, tỉ lệ nguyên liệu cháy không hết ít hơn, mà động cơ không bị giảm công suất.
268. Nhựa xốp cácbon được chế tạo như thế nào ?
Nhựa xốp cacbon là một vật liệu rất bền, nhẹ và chịu nhiệt. Phương pháp chế biến thông thường đi từ nhựa pôliurêtan và phênôlalđêhit, nhưng quá trình chế biến rất dài và tổn thất nhiều nguyên liệu. Viện nghiên cứu khoa học của Nga đã nghiên cứu phương pháp chế biến mới, từ pôliacrilônitril. Để tạo bọt, nhựa pôliacriloonitril được hoà tan trong dung dịch kẽm clorua hay natri sunfoxianua, rồi khuấy mạnh. Bọt sinh ra trước hết được đun nóng đến 160 - 2300 để ôxi hoá, sau đó cacbon hoá bằng cách nâng dần nhiệt độ đến 600 - 7000 C. Phương pháp này vừa nhanh và tiết kiệm hơn phương pháp cũ.
269. Keo yếm khí là keo gì?
Cái tên nghe khá kỳ lạ. Nhưng chính loại keo này, ngày nay đang được công ty Anh - Mỹ "Loctait" sử dung. Ở trạng thái lỏng, khi không có không khí, nó tồn tại như mônôme, và nếu có không khí, nó trùng hợp ở nhiệt độ phòng. Chỉ cần bôi một lớp keo này giữa hai vật liệu cần gắn chặt với nhau, ta sẽ có được một mối nối bền vững không bị gẫy, giống như PVC.
270. Dùng bọt để tinh chế khí thải như thế nào?
Công ty Thụy Điển "Anpha - Lavan" đã nghiên cứu một loại bọt thích hợp để lọc khí thải ở các nhà máy luyện kim và các nhà máy điện. Khi những hạt bụi (hoặc tro) tiếp xúc với bọt (rất nhỏ) thì bọt vỡ ra, biến thành giọt, chất lỏng kéo cả hạt bụi vào thiết bị đặc biệt. Tại đây, cặn sẽ được tách khỏi chất lỏng. Sau đó chất lỏng này có thể lại được tạo thành bọt trong ống khói.
271.Dầu hoả chế từ rác như thế nào?
Khi nấu "quá chín" rác thành phố, thiết bị thí nghiệm của công ty Hitachi (Nhật Bản) sinh ra hơi quá nhiệt, thích hợp để sản xuất điện năng, nhiên liệu lỏng giống như dầu hoả và một hỗn hợp khí đốt có nhiệt lượng cao. Công nghệ xử lý rác hữu cơ bao gồm một quá trình nghiền rác, làm ẩm và xử lý nhiệt. Phế liệu cuối cùng của quá trình này là phân bón loại tốt, có chứa các nguyên tố vi lượng.
272. Dùng axit xitric để khử các hợp chất của lưu huỳnh như thế nào?
Khói ở các nhà máy điện có chứa oxit lưu huỳnh, làm chết cây cối và có hại đối với sức khoẻ con người. Ở Mỹ gần đây đã thử nghiệm phương pháp khử các hợp chất lưu huỳnh này, bằng cách tạo ra trong ống khói một cơn mưa đặc biệt: tưới xuống đều đặn một dung dịch muối natri xitrat và axit xitric. Các hoạt chất này hấp thụ lưu huỳnh và biến nó thành kết tủa dạng bụi, là nguyên liệu hoá chất rất có giá trị.
273. Than có ích cho việc trồng rau không?
Than nâu chất lượng thấp (linhit) trộn với các hợp chất nitơ, mặt cưa hoặc các phế liệu hữu cơ khác, là một loại phân phức hợp tuyệt vời để trồng rau. Các nhà nông học Rumani đã bón phân này cho đất cát. Theo quan sát của họ, một số cây không những tăng sản lượng mà còn tăng cả tỷ lệ vitamin, đường và prôtêin.
274. Pôlime thay sắt tây làm vỏ đồ hộp có ưu điểm đỉ?
Ở Áo, Mỹ, Nhật người ta đã thử đóng hộp đậu côve, thịt lợn, cà chua trong hộp bằng loại pôlime mới. Ưu điểm của loại bao bì mới này rất rõ rệt (bền nhẹ, hợp vệ sinh và không bị ăn mòn). Người ta dự đoán rằng sau 5 - 8 năm nữa, chất dẻo sẽ hoàn toàn thay thế thuỷ tinh và sắt tây trong công nghiệp đồ hộp trên toàn thế giới. Những sản phẩm đựng trong hộp pôlime sẽ tốt hơn và bảo quản được lâu hơn.
275. Gỗ lai chất dẻo có ưu điểm gì?
Công ty Anh "Sertex" bắt đầu bán ra thị trường vật liệu xây dựng nhiệt dẻo "Sanwood", là hỗn hợp PVC với bột gỗ. Từ vật liệu đó, có thể chế tạo các tấm ván, các đường ống, các cấu kiện rỗng vì bột gỗ làm tăng rất nhiều đồ cứng của PVC. Vật liệu này chịu mài mòn, chống uốn gấp tốt, không bị trương, không thay đổi hình dạng trong không khí ẩm, đánh bóng dễ dàng.
"Sanwood" có thể gia công trên các máy, đóng được đinh, dán được và sơn được như gỗ thường. Về giá cả, vật liệu mới này có thể cạnh tranh được cả với gỗ.
276. Than bùn có những ứng dụng gì?
Viện than bùn Nga đã chế biến được than hoạt tính chất lượng cao từ than bùn và đưa vào sản xuất trên quy mô công nghiệp. Viện cũng đã nghiên cứu công nghệ sản xuất men ăn cho gia súc từ than bùn. Đó là những chất protein cực kỳ cần thiết cho sự sống.
Từ than bùn, người ta còn tách ra axit ôxalic để sản xuất chất tẩy rửa đặc biệt, để tẩy cặn cho nồi hơi.
Viện còn nghiên cứu cả công nghệ sản xuất sáp từ than bùn. Sáp không chỉ làm nến mà dùng trong 50 ngành công nghiệp khác nhau.
277. Sơi "Lola" và "Oxalon" là những sợi gì?
Đó là tên của các loại sợi tổng hợp do các nhà hoá học Nga chế tạo ra để dùng vào những mục đích đặc biệt.
Sợi "Lola" có tính bền nhiệt, không bắt lửa ngay cả trong ngọn lửa đèn xì propan, nóng 12000C. Người ta dự kiến dùng loại sợi này để sản xuất quần áo chống cháy, vải trang trí không cháy, và vải lọc các khí cháy.
"Uglen" trong môi trường khí trơ chịu được nhiệt độ 3.0000C, nhưng khi có oxi thì chỉ chịu được có 2500C. "Uglen" dẫn điện và có thể được dùng để sản xuất giấy dẫn điện, chất dẻo, cao su và chất thay thế da có tính chống tĩnh điện.
"Oxalon" cũng làm một loại sợi chống cháy, nhưng lại làm bằng nguyên liệu gỗ. Vải dệt từ "oxala" là vải lọc khí cháy tuyệt vời trong các xí nghiệp luyện kim màu và luyện kim đen, trong công nghiệp chế tạo muội than, công nghiệp xi măng và mỏ. Và cho tới nay chưa có vật liệu nào tốt hơn "oxalon" để sản xuất sợi corđ bền nhiệt cho săm lốp.
278. Chiếc áo "bọt" bảo vệ cây như thế nào?
Để bảo vệ cây trồng khỏi bị băng giá, người ta bắt đầu sử dụng các loại bọt làm từ polime hoà tan trong nước; giêlatin, pôli-vinilalcol và một số chất hữu cơ khác. Để bọt khỏi bị phá huỷ, người ta còn thêm vào các chất phụ gia hoạt động bề mặt, thường dưới dạng muối amoni. Thế là đã thu được một tấm "áo bằng bọt", không gây bỏng hoá học cho cây trồng và không bị hư hỏng ở nhiệt độ - 30C.
Thí nghiệm đã chứng tỏ những chiếc áo bọt mới này chẳng những giữ được nhiệt độ cho cây mà còn bảo vệ cây trồng chống được nhiều loại bệnh tật khác.
279. Hoá học giúp đỡ xây dựng như thế nào?
Trong khi xây dựng các toà nhà mới ở thủ đô Viên, các nhà kiến trúc người Áo đã gặp các lớp nền đất ẩm không ổn định. Họ bèn cầu cứu đến hoá học nhờ phương pháp điện phân. Họ khoan những lỗ có chiều sâu 15 mét, đổ xuống đó dung dịch muối và axit chứa flo, silic và bo, rồi cắm vào lỗ khoan những điện cực nối với lưới điện. Các iôn trong dung dịch chuyển từ anôt sang catot, tham gia phản ứng với các thành phần vô cơ trong đất ẩm. Kết quả là tạo ra những chất khó tan, làm đất chặt lại. Và nhờ phương pháp điện phân  đó, người ta đã xây dựng ở đây những toà nhà chọc trời.
280. Cả phân xưởng bằng thuỷ tinh ở đâu?
Một phân xưởng toàn bằng thuỷ tinh đã xuất hiện tại xí nghiệp "Verra" sản xuất kali của Đức, phân xưởng nhìn bề ngoài chẳng có gì đặc biệt. Nhưng ở đây, đại đa số vật liệu từ ống dẫn, đoạn nối, bộ phận phân phối đến thiết bị phản ứng đều được chế tạo bằng thuỷ tinh. Trong nhiều quá trình hoá học, thuỷ tinh đã tỏ ra tốt hơn kim loại, gốm, sứ, chất dẻo. Độ tin cậy trong vận hành của thuỷ tinh cao hơn, giá thành lại rẻ hơn. Các nhà hoá học từ lâu đã đánh giá cao thuỷ tinh về những tính ưu việt của nó, nhưng đây quả là lần đầu tiên họ mới mạnh dạn sử dụng làm các thiết bị trong một phân xưởng. Thí nghiệm này đã chứng tỏ phương pháp dùng thuỷ tinh làm vật liệu chế tạo thiết bị có nhiều triển vọng.
281. Có thể dán trái tim không?
Trong thời gian gần đây, người ta đã dùng keo để dán những vết thương thay cho kim chỉ giải phẫu, vừa nhanh vết thương lại vừa mau lành và không để lại sẹo. Nhưng keo có một nhược điểm cơ bản: chúng là những chất "lạ" đối với cơ thể con người, nên nhiều khi gây những hậu quả không lường trước được.
Các nhà khoa học Úc đã thành công trong việc chế tạo một loại keo dán để dán các mô sống bằng chính các mô sống. Nguyên liệu là một loại abumim của máu (fibrogen), hoà trong dung dịch của một thành phần khác của máu là trombin và một số chất tạm thời giữ bí mật, gọi là "Factor - 3": Loại keo mới này được dùng trong phẫu thuật, tỏ ra tốt hơn hẳn các loại cũ. Nó thuận tiện đặc biệt trong phẫu thuật các cơ quan nội tạng: tim, thận, phổi,... Các cơ quan đó đã "tiếp nhận" keo một cách tự nhiên và sau khi lành vết thương, keo hoà tan trong cơ thể.
282. Dùng keo dán ống dẫn như thế nào?
Hiện nay, khi các đoạn ống dẫn bị hư hỏng, chủ yếu là thủng do gỉ, người ta phải thay thế bằng đoạn ống mới. Các chuyên gia Đức đã áp dụng thành công một phương pháp mới để sửa chữa đường ống dẫn dầu cũng như các đường ống khác trong các nhà máy hoá chất. Dưới áp suất, người ta phun lên chỗ hỏng huyền phù của keo dán trên cơ sở cao su. Sau khi khô hình thành một lớp cứng, gắn rất chặt và rất bền, bịt kín chỗ hư hởng. Phương pháp mới đã được dùng để sửa chữa 450km đường ống. Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp mới này là đã tiết kiệm được hàng triệu Mác (tiền của Đức).
283. Nhiệt và ánh sáng lấy từ rác như thế nào?
Trong nhiều thành phố ở Mỹ, rác được dùng như nguồn bổ sung năng lượng. Chẳng hạn, tại thành phố Aymơ, từ 2 năm nay, người ta đã xây dựng một thiết bị công nghiệp xử lý rác thành phố thành nhiên liệu cho các nhà máy điện. Đầu tiên, rác được nghiền nhỏ, rồi dùng nam châm điện để tách hết các kim loại chứa sắt... và cho đi qua bộ phận loại bỏ các tạp chất không cháy được. Lúc này, trong rác chỉ còn giấy, chất dẻo và các chất hữu cơ khác, theo đường ống đi vào buồng đốt của máy phát điện. Đây là nhà máy đầu tiên dùng rác làm nguồn cung cấp nhiệt để sưởi ấm và ánh sáng trong thành phố.
284. Có thể lấy uran từ nước biển không?
Trong mấy năm qua, Nhật Bản và Đức đã công bố kết quả những thí nghiệm lấy uran từ nước biển.
Ở Đức người ta trồng trong nước biển những loại rong đặc biệt, có khả năng tích tụ uran trong thân. Còn ở Nhật lại chế tạo các máy lọc độc đáo, có thể giữ lại những phần uran nhỏ nhất tan trong nước biển. Nhật đã có cả kế hoạch dài hạn hướng vào đề tài này. Theo kế hoạch, từ năm 1990, các thiết bị sẽ thu hồi hàng năm tới 3400 tấn uran từ nước biển. Cần nhớ lại rằng, theo tính toán, nước biển trên toàn trái đất chứa tới 4 tỷ tấn uran.
285. Loại đèn pin nào có tuổi thọ cao?
Những chiếc đèn pin bình thường nếu bật sáng, chỉ sau vài giờ ánh sáng sẽ yếu dần rồi tắt hẳn. Nhưng chiếc đèn pin vừa được các nhà các nhà hoá học chế tạo mới đây thì khác hẳn, có thể bật sáng liên tục tới 10 năm liền mà độ sáng chỉ giảm một nửa. Không dùng pin điện, cơ cấu của nó khác hẳn. Nó có mặt kính bằng thuỷ tinh borô-silicat, phủ một lớp chất phát quang. Trong hộp đèn chứa đầy triti, phát ra liên tục dòng điện tử, đập vào mặt kính làm đèn phát ra ánh sáng. Độ sáng của nó lớn hơn của đèn pin thường.
286. Giấy sát trùng dùng làm gì?
Một nhà máy giấy ở Nga đã đưa vào sản xuất một loại giấy đặc biệt: là giấy sát trùng. Người ta dùng phương pháp hoá học "gắn" những chất sát trùng hoặc kháng sinh lên xenlulôzơ trước khi xeo vào hoàn tất giấy. Giấy sát trùng sẽ có ứng dụng rất rộng rãi: dùng để đắp lên các viết thương, mụn nhọt hoặc vết mổ, làm vật liệu lọc không khí cho các xí nghiệp dược phẩm hoặc phòng mổ, và nhiều mục đích khác nữa.
287. Có bao nhiêu loại vi khuẩn ăn chất dẻo?
Các nhà khoa học Nga đã phát hiện được khoảng 160 chủng loại nấm, vi khuẩn, có thể phá hoại các chất pôlime. Các vi khuẩn ở khắp mọi nơi trong không khí, trong đất và trong nước. Các chất pôlime có chứa các chất độn hữu cơ lại càng dễ bị phá. Ngược lại các chất dẻo được sản xuất từ nhựa êpôxi ít bị đe doạ hơn. Các thực nghiệm đã cho thấy chỉ sau vài tháng, một số sản phẩm chất dẻo bị mất độ bóng đẹp và mất dần các tính chất vật lý của nó, do tác dụng phá huỷ của nấm. Các nhà khoa học thuộc Viện Vi sinh vật Mascơva đã nghiên cứu và đề nghị với các ngành công nghiệp, hãy thay thế các thành phần "ăn được" của các loại chất dẻo bằng những loại bền hơn, chống được nấm phá huỷ.
288. Dây điện thoại bằng thuỷ tinh đã được dùng ở đâu?
Các đây vài năm, một đường dây điện thoại đầu tiên có công suất cao đã được giới thiệu ở Harlow (thuộc nước Anh) trong đó các tín hiệu nói được truyền đi nhờ dao động của tia sáng lade thông qua những sợi tóc thuỷ tinh rất manh. Do đó người ta đã xây dựng một đường dây thử nghiệm dài 9km bằng sợi dẫn ánh sáng được bọc trong dây cáp có đường kính là 7mm. Theo công bố của các nhà chế tạo thì các nguồn lade có thời gian làm việc lâu hơn 20.000 giờ, ở mỗi khoảng cách xa 3km người ta lắp 2 máy khuếch đại nhằm tương cường và làm sạch các tín hiệu.
289. Ô tô chạy bằng nitơ được phát minh ở đâu?
Ở Anh, một số kiểu động cơ mới đã được đăng ký sáng chế, động cơ này chạy nhờ năng lượng được giải phóng ra khi nitơ lỏng bay hơi. Theo công bố của nhà sáng chế thì lượng nitơ tiêu tốn cho 100km là 5,5lít. Mặc dù giá bán của xăng và nitơ bằng nhau, điểm ưu việt đặc biệt của động cơ là không làm ô nhiễm môi trường xung quanh vì các chất độc không bị đọng lại trong ống xả.
290. Chất dẻo termoplen dùng để làm chất gì ?
Các chuyên gia nhà máy Plastin (Nga) vừa đưa ra một mặt hàng mới: Chất dẻo Termoplen, có độ co rất cao khi chịu tác dụng của một nhiệt độ không đáng kể, chẳng hạn nhiệt độ của bàn bay. Tính chất này rất quý khi dùng làm bao gói, nhất là để gói những đồ vật có hình dạng phức tạp, thực phẩm, các thiết bị điện tử, chai lọ, dụng cụ thí nghiệm. Termoplen sẽ bọc rất khít các đồ vật đó.
Về bản chất, termoplen là pôliêtilen. Để có độ co rất cao, người ta chỉ việc chiếu vào màng một chùm điện tử nhanh. Termoplen được cuốn thành những cuộn lớn hoặc làm thành tấm có kích thước khác nhau.
291. Bao gói cho thịt sống làm bằng chất gì?
Ở Đức người ta đã làm ra một loại bao gói mới cho thịt sống, có thể rán và nấu được. Đó là những tấm màng trong suốt bằng pôlieste và pôliprôpilen, phủ bằng một lớp pôlivinilclorua. Nó chịu được nhiệt độ 1200C trong một thời gian dài, cho nên bao gói có thể làm khử trùng cho sản phẩm và bảo vệ trong 3 tháng mà không làm giảm chất lượng của thịt. Loại bao gói này đang được dùng rộng rãi để bảo vệ nhiều sản phẩm lương thực dễ bị hư hỏng khác nữa.
292. Thực vật sản xuất hiđrô từ nước như thế nào?
Một phòng nghiên cứu nông nghiệp ở Mỹ đã phát hiện ra một hệ thống rất đơn giản, nhờ đó có thể sản xuất hiđrô từ nước trong những điều kiện "nhẹ nhàng". Hệ thống đó là thực vật cộng sinh của hai loại: rong xanh Ana-bena azolla và dương xỉ nước Azolla mà rong sống trên lá của nó. Rong hấp thụ nitơ từ không khí và hyđrô từ nước. Trên lá dương xỉ, N2 và H2 sẽ kết hợp với nhau thành amôniăc. Nếu như thêm vào dung dịch một lượng nhỏ phân đạm, thì H2 thu được từ rong sẽ không dùng đến để làm thành "thức ăn" nữa và như thế có thể lấy riêng H2 ra. Còn một khả năng khác nữa: Giữ rong trong bầu khí quyển N2 dư, thì H2 cũng không bị tiêu thụ để chuyển hoá thành amôniăc.
293. Tách uran từ nước thải như thế nào?
Ai cũng biết nguyên tố mang số 92 này trong bảng tuần hoàn ngày một hiếm. Ấn Độ và Nhật Bản thu hồi uran từ nước biển. Anh và Canađa khai thác uran từ lớp quặng thải sau khi làm giàu than. Và gần đây Tiệp Khắc cũng áp dụng phương pháp của mình sau khi nhận thấy nước thải của nhiều nhà máy hoá chất chứa những vi lượng uran. Các nhà khoa học đã nhờ đến vi sinh vật. Trong quá trình sống, một vài loại tích luỹ uran trong các tế bào của minh. Vi khuẩn thích hợp nhất để tách uran chính là những vi khuẩn dùng trong những nhà máy sản xuất penixilin. Sau 10 giờ sống trong nước thải, sinh khối của chúng tăng tới 2,5 gam trong một lít nước. Lọc, xử lý với xođa, người ta thu được một nguồn nguyên liệu để thu hồi uran, đồng thời nước thải lại sạch hơn.
294. Dùng chất phát sáng tiết kiện được năng lượng như thế nào?
Công ty Gêneral Electric (Mỹ) đã sản xuất một loại đèn huỳnh quang mới công suất 35W chứa một chất phát quang mới, toả ra một lượng ánh sáng tương đương với loại đèn 40W hiện nay, do đó tiết kiệm được khoảng 14% điện năng.
Chất phát quang gồm 2 thành phần: Thành phần thứ nhất phát ra ánh sáng màu vàng, còn thành phần thứ hai toả một phần nhỏ trong phần quang phổ màu xanh, nhưng ánh sáng tổng hợp của loại đèn mới này cũng giống như của các loại đèn bình thường.
295. Chất dẻo Flex dùng làm gì?
Chất dẻo Flex được coi là loại vật liệu cách điện vạn năng mới, đã được sản xuất  tại Buôc-gas (Bungari). Nó là một chất lỏng quánh được pha chế thành nhiều màu khác nhau, chịu được nhiệt độ từ - 350 đến + 900C, chịu va đập, nén và kéo. Người ta dùng súng phun để phủ các bề mặt kim loại. Chất lỏng cách điện này có thể dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.
296. Sợi khó cháy có tính chất gì?
Dưới sự hướng dẫn của giáo sư tiến sĩ B. Laszkiewics, trường Đại học Bách khoa Lodz (Ba Lan) đã chế tạo được một hoá chất khó cháy làm phụ gia cho sợi viscô và chất dẻo. Các loại sợi có chất phụ gia này chỉ cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. Nếu không có ngọn lửa trực tiếp thì sẽ tắt ngay, không cháy âm ỉ như các loại sợi khác.
297. Chất lỏng làm khô gỗ là chất gì?
Viện Kỹ thuật Lâm nghiệp Mascơva đã tìm ra một phương pháp mới để làm khô gỗ bằng dung dịch natri nitrat NaNO3 đun nóng. Với phương pháp này thì gỗ không những khô nhanh hơn so với các phương pháp sấy khô bằng đối lưu thông thường mà còn ít bị co ngót và nứt nẻ.
298. Dầu mỏ làm từ săm lốp cũ như thế nào?
Lốp xe ô tô được làm từ dầu mỏ... Điều ấy ai cũng biết. Nhưng gần đây, tại Anh đã xây dựng một xưởng thí nghiệm để làm điều ngược lại: Từ các loại săm lốp ô tô thải ra, hàng năm với số lượng hàng triệu tấn, người ta đã tiến hành nhiệt phân trong các thiết bị phản ứng đặc biệt và thu được dầu mỏ có chất lượng cao, trước hết dùng làm nhiên liệu và sau khi chưng phân đoạn, có thể chuyển hoá thành nhiều sản phẩm hoá chất có giá trị. Ngoài ra, sản phẩm của xưởng nhiệt phân lốp ô tô cũ này còn có muội than, kim loại để nấu chảy lại và một số hoá chất vô cơ nữa.
299. Tìm vàng theo mùi như thế nào?
Tìm vàng theo mùi là điều người ta đã biết từ lâu, vì rằng, quặng vàng cũng như đồng luôn luôn có "người bạn đường" là thuỷ ngân bốc hơi, xuyên qua mặt đất và đi vào khí quyển. Người ta đã chế tạo một máy phân tích khí đặc biệt để tìm ra mỏ vàng và đồng theo màu sắc và mùi của không khí. Nhưng tất cả các dụng cụ này đều không nhậy và kém chính xác. Gần đây, Viện Địa hoá học và Tinh thể học các nguyên tố hiếm thuộc Nga đã chế tạo máy phân tích khí hấp thụ nguyên tử xách tay để "ngửi" lớp không khí thoát ra từ lỗ đào sâu dưới đất. Hơi thuỷ ngân sẽ được hấp thụ trên một chất đặc biệt, đem đi định lượng và từ đó tìm ra một số mỏ vàng. Dụng cụ này cực kỳ chính xác  và nhậy: nó có thể phát hiện một phần trăm triệu miligam thuỷ nhân trong một lít không khí.
300. Pôlyme liên minh với kaolanh như thế nào?
PVC thuộc loại chất dẻo hiện nay bị thải ra nhiều nhất trong phế liệu sinh hoạt. Đốt thì không có lợi vì sinh ra các chất khí rất độc. Các kỹ sư Nhật Bản đã tìm ra một cách sử dụng các chất dẻo cũ này. Từ phế liệu PVC, người ta đã chế tạo các tấm lát sàn trong các nhà máy hoá chất: bền, không sợ axit và kiềm, chịu lửa... Người ta đã xây dựng một quy trình kỹ thuật để nghiền PVC thải, trộn với kaolanh và ép ở áp suất rất cao trong những khuôn kim loại nóng.
301. Chữa bệnh thối cà chua như thế nào?
Khi bảo quản cà chua, trên vỏ thường xuất hiện các vết đen loang rộng dần và làm cà chua bị thối. Nguyên nhân là do một loại vi khuẩn phát triển và phá hoại cà chua. Một Viện nghiên cứu ở Mỹ đã tìm ra phương pháp khắc phục tình trạng này một cách hết sức đơn giản và có hiệu quả. Trước khi chuyên chở hoặc đưa cà chua mới thu hoạch vào kho, chỉ cần nhúng cà chua mới thu hoạch vào nước, trong đó có thêm vào một ít nước Javen (natrihipocloit). Nhờ vậy đã chữa được bệnh thối cà chua do vi khuẩn với hiệu quả  tới 92%.
302. Làm phân bón hữu cơ từ rơm rạ như thế nào?
Trước đây, người ta thấy rằng nếu để rơm rạ trên mặt ruộng trước khi trở thành phân bón, rơm rạ bị phân huỷ rất chậm, làm đất bị "bạc màu" đi. Vì rằng, các vi khuẩn sống trong đất cần một lượng lớn nitơ để đồng hoá licnhin của rơm rạ. Ở Mỹ và Úc, người ta đã thực hiện thành công những thí nghiệm tận dụng rơm nhờ nấm vesenka. Loại nấm này dùng nitơ của không khí để phân huỷ licnhin. Kết quả là từ 1 tấn rơm khô, người ta thu được 1 tấn nấm ăn rất giàu protein và 220 kg phân bón hữu cơ. Có thể thêm vào rơm rạ một ít giấy cũ.
303. Licnhome là gì?
Đó là tên một sản phẩm mới của các nhà hoá học Ba Lan, do ghép 2 từ "Lignus" là gỗ và pôlime. Để sản xuất Licnhome, người ta tẩm vào bên trong gỗ, giữa những thớ sợi một mônôme rồi cho trùng hợp. Licnhome có độ cứng cao hơn gỗ 4,8 lần, bền uốn hơn 50 - 150%, bền nên theo chiều ngang hơn 6 lần và theo chiều dọc hơn 2 lần. Ngoài ra, vật liệu này còn không bị cháy, chống được những loại vi khuẩn phá hoại gỗ. Có thể khoan, bào, đục... giống như gia công những đồ vật thường làm bằng gỗ.
304. Mây bằng chất dẻo làm mưa như thế nào?
Các chuyên gia đang nghiên cứu thực hiện một đề án đặc biệt nhằm đảm bảo nước cho vùng sa mạc khô căn ở Cô-oet. Họ chế tạo những đám mây bằng chất dẻo, bề ngoài trông như một tấm khăn trải giường khổng lồ, bên trong chứa một lượng lớn chất khí. Khi mặt trời làm nóng chất khí, nó nở ra và làm cho đám mây bay lên. Nhờ dây cáp, đám mây sẽ được hướng vào phương đã xác định trước. Không khí từ cát bị nung nóng của sa mạc bốc lên, va chạm với bề mặt tương đối lạnh của đám mây chất dẻo. Lượng ẩm chứa trong không khí này ngưng tụ lại, rơi xuống đất thành mưa.
305. Người ta đã biết bao nhiêu hợp chất hoá học?
Bằng bộ nhớ của máy tính, theo dõi trên các tạp chí khoa học, tính đến tháng 11 - 1977, người ta đã ghi nhận được 4.039.907 hợp chất hoá học khác nhau. Trung bình mỗi tuần, khoảng 6000 hợp chất mới xuất hiện, 96% là các chất hữu cơ. Trung bình các hợp chất này chứa 43 nguyên tử, nhưng 22 nguyên tử đã là hiđrô. Có khoảng 120.000 pôlime và 258.000 hợp chất phối trí. Hiện chưa xác định được cấu tạo của trên một nửa số hợp chất. Ước chừng 3.000 hợp chất có ứng dụng trong thực tế ở những mức độ khác nhau.
306. Chất dẻo niplon có ưu điểm gì?
Viện nghiên cứu chất dẻo thuộc Liên hợp sản xuất "Plastmass" ở Nga nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất một loại chất dẻo mới với tên thương mại là "Niplon". Các sản phẩm trên cơ sở chất dẻo này không hề bị giảm chất lượng dưới tác dụng lâu dài của môi trường ăn mòn mạnh, nhiệt độ cao và các bức xạ. Dùng những công thức pha chế khác nhau, Niplon đã được gia công thành nhiều sản phẩm rất bền với tác dụng của dung môi hữu cơ, axit vô cơ và kiềm. Do vậy, chúng sẽ được dùng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất.
307. Bảo quản trứng gà bằng parafin như thế nào?
Trứng gà là một trong những loại thực phẩm khó bảo quản lâu dài, vì mất giá trị dinh dưỡng nhanh chóng vì bị thối. Các chuyên gia Nga đã tìm ra một phương pháp mới để giữ nguyên phẩm chất của trứng trong thời gian từ 10 đến 12 tháng. Trước hết, nhúng trứng vào một bể chứa parafin. Sau đó xếp trứng vào buồng chứa ôzôn trong một thời gian nhất định. Ozôn sẽ ôxy hoá lớp parafin trên vỏ trứng, biến nó thành một màng bảo vệ có tính sát khuẩn rất cao.
308. Dùng cây cối để phát hiện ô nhiễm môi trường như thế nào?
Để xác định mức độ ô nhiễm môi trường, cả định tính và định lượng, phải dùng những dụng cụ phức tạp. Nhưng để nhận biết các chất độc trong không khí, người ta có thể dựa vào phản ứng của các loại cây nhậy cảm với môi trường. Dựa trên nhận xét này, các nhà khoa học Hà Lan đã đề nghị trồng các loại cây quanh nhà máy hoá chất và chỉ dẫn cách dựa vào chúng để phát hiện mức độ ô nhiễm không khí: cỏ linh lăng và cây thuốc lá dùng để phát hiện ozôn, rau cần tây và cây cà chua nhậy cảm với ôxit nitơ, khoai tây nhận biết được êtilen.
309. Tấm lá chắn tia bức xạ làm bằng chất dẻo nào?
Tại Nhật Bản người ta đã sản xuất những tấm bảo vệ khỏi tia bức xạ cho những người làm việc trực tiếp với tia Rơnghen và các bức xạ khác bằng vật liệu mới: chất dẻo. Nhựa pôliacrilic pha 30% chì được dùng vào việc này. Tấm bảo vệ có ưu điểm rất lớn là trong suốt, nhưng cũng mang theo những ưu và nhược điểm cố hữu của chất dẻo như độ dai va đập cao, đơn giản khi gia công, nhưng lại dễ bắt cháy và bị biến dạng do nhiệt độ. Điều quan trọng là sau khi chiếu lâu dài bức xạ gamma (với cường độ 105 Rad), độ trong suốt của tấm chắn bảo vệ bằng chất dẻo không bị thay đổi. Một tấm nhựa acrilic dày 33,4 mm có tính năng bảo vệ ngang với tấm chì dày 1,6 mm.
310. Tinh bột kết bạn với chất dẻo có ưu điểm gì?
Một công trình nghiên cứu có hệ thống gần đây đã xác nhận: có thể ghép lên đại phân tử tinh bột những mônôme khác nhau và thu được chất dẻo có tính chất tốt. Chẳng hạn ghép lên tinh bộ stiren và mêtilmêtacrilat, thu được côpôlime giòn và cứng, nhưng chỉ thêm một lượng butilacrilat thì pôlime lại rất đàn hồi, có tính bền cơ học cao, giống như da. Một điều đáng lưu ý là các chất dẻo trên cơ sở tinh bột lại có thể phân huỷ vi sinh vật, giảm được khó khăn trong chống ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
311. Chất dẻo dùng làm vỏ tàu có ưu điểm gì?
Trong nhiều năm, người ta tìm kiếm những vật liệu tốt nhất để chế tạo vỏ tàu ngầm, với nhiều yêu cầu rất khe khắt, và chỉ mãi gần đây mới đi đến kết luận: vật liệu tốt nhất là chất dẻo. Công ty Anh "Vikers" đã sản xuất hàng loạt tàu ngầm có vỏ bằng chất dẻo. Những chiếc tàu mới vừa nhẹ, bền, vừa hoàn toàn không cần bảo vệ chống hiện tượng ăn mòn của nước biển.
312. Ai dùng nhôm thay thế bạc để tráng gương?
Các nhà hoá học Rumani đã đưa vào sản xuất phương pháp tráng gương mới, trong đó thay bạc bằng nhôm. Những tấm gương tráng nhôm rỏ ra có chất lượng cao hơn gương tráng bạc, nhưng ưu điểm cơ bản là nhôm rẻ hơn bạc rất nhiều. Nếu như trước đây, 1m2 kính cần 5,7 g bạc thì nay chỉ cần 3 g nhôm. Quá trình tráng nhôm lên gương thực hiện trong chân không.
Do có nhiều ưu điẻm, nên chỉ một năm sau khi được phát minh, phương pháp mới này đã được áp dụng cho 60% số gương sản xuất ở Rumani.
313. Vải thô pôlyêtylen dùng làm gì?
Ở Nga người ta đưa ra một quy trình công nghệ để sản xuất một vật liệu đặc biệt: vải thô từ pôlyêtylen. Đó là một loại "vải không dệt", có khả năng lọc rất tốt và có thể dùng để bọc các đường ống chìm dưới đất hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất hữu cơ hay vô cơ. Các tấm lọc bằng pôlyêtylen tốt hơn và rẻ hơn các tấm lọc bằng vải thuỷ tinh, thường được sử dụng hiện nay, nên đã thay thế nó trong nhiều ngành kỹ thuật.
314. Lưu huỳnh siêu dẫn được chế tạo thế nào?
Viện Vật lý áp suất cao (thuộc Nga) phát hiện ra một dạng thù hình mới của lưu huỳnh có tính năng đặc biệt: tính siêu dẫn. Để thu được dạng thù hình này, người ta phải nén lưu huỳnh dưới một áp suất khá cao, tương đương với sức nén khoảng 10 tấn trên 1 mẫu lưu huỳnh có đường kính 0,2 mm. Dưới áp suất lớn ấy, điện trở của mẫu đã giảm đi 10 vạn lần (có thí nghiệm thấy giảm 10 triệu lần). Ở 5.70K, điện trở của dạng thù hình này là 4.10-3 ôm.
315. Có bao nhiêu tro trong than?
Hàm lượng tro trong các loại than thường dao động từ 1 đến 45%. Than càng ít tro, nhiệt trị càng cao và càng có giá trị. Phương pháp xác định tro thông thường là đốt rồi cân, tuy đơn giản nhưng lại mất thời gian. Các nhà khoa học Ba Lan đã đề xuất một phương pháp mới: phương pháp đo bức xạ. Các chất vô cơ bao giờ cũng hấp thụ tia bức xạ mạnh hơn than. Chỉ cần đo sự thay đổi cường độ bức xạ, nhờ một bảng đã tính toán sẵn, có thể trả lời ngay có bao nhiêu tro trong than.
316. Hocmon chống đau là chất gì?
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện trong máu người có một loại hocmôn chống đau và đặt tên hợp chất mới tìm ra này là anôđin. Tiêm thử anôđin này vào vỏ não, người ta đã chứng minh nó có tác dụng như mocphin và tác dụng giảm đau trong nhiều giờ. Anôđin chính là loại hocmon có ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sự tỉnh giấc của chúng ta.
317. Đổ bêtông dùng nước biển có được không?
Khi đổ bêtông, cần nước. Tiếp xúc với nước, xi măng dính kết nhanh chóng tạo ra những khối cộng kết, gắn cát và đá dăm lại với nhau. Nước không sạch sẽ rất phiền phức: tạo thành lỗ rỗng, làm xấu tính chất cơ học của bê tông. Nhưng gần đây, các nhà khoa học lại thành công trong việc đổ bêtông bằng nước biển với độ mặn là 42g muối trong 1 lít nước. Muốn dùng nước mặn, người ta phải thêm một hỗn hợp phụ gia, bao gồm 18 thành phần và dùng nhiệt độ cao hơn. Dù sao thành công này đã giải quyết được khó khăn cho việc xây dựng của nhiều nước và nhiều vùng trên thế giới.
318.Nhiên liệu hạt làm từ phế liệu gì?
Người ta mới tìm ra một phương pháp để tận dụng phế liệu của các nhà máy xẻ gỗ như vỏ cây, mạt cưa, vỏ bào. Cũng giống như rơm, vỏ lạc, bã mía, những phế liệu này được chuyển thành dạng nhiên liệu ép thành hạt. Khi cháy, lượng tro còn lại rất nhỏ (khoảng 2%) trong khi đốt than đá, lượng tro lên tới 13%. Tại Mỹ, nhiên liệu này còn rẻ hơn khí thiên nhiên.
319. Bột đá chống ăn mòn là chất gì?
Để chống ăn mòn cho các đường ống dẫn khí và dẫn dầu, người ta dùng màng pôlime. Thế nhưng lớp "áo" này khá đắt tiền. Các nhà khoa học Nga đã đưa ra một loại vật liệu mới: bột đá nhão, dùng thay cho pôlime. Bột đã nhão trong đơn pha chế gồm một số thành phần: thuỷ tinh lỏng, một số chất phụ gia và bột đá. Sau khi trộn, chúng giống như vữa. Vật liệu chống ăn mòn này được "sơn" lên bề mặt ống nhờ phương pháp dao động điện và trát lên các chỗ nối ống. Bột đá nhão rẻ, bảo vệ tốt và chịu được lạnh.
320. Ống thông gió bằng chất dẻo gì?
Các ống thông gió lắp đặt trong các hầm mỏ cho tới nay đều làm bằng kim loại. Việc lắp chúng trong các kênh đào thẳng đứng và tại các cửa khá khó khăn. Ngoài ra chúng bị gỉ và phải thường xuyên thay thế. Một nhà máy ở Buđapest (Hungari) bắt đầu sản xuất các ống này từ vải pôliamit, tẩm một thành phần không cháy là silicôn, đồng thời bảo đảm chống tính điện. Các ống có kích thước dưới 60 cm được gia cố bằng lõi thép. Tính chất của các ống mềm thông gió loại này tốt hơn hẳn ống kim loại: lắp ráp nhanh chóng, độ bền cao hơn vài lần và rẻ hơn.
321. Prôtêin làm từ cỏ như thế nào?
Các kỹ sư Hungari đã thử nghiệm thành công việc sản xuất  prôtêin nguyên chất từ cỏ linh lăng, lá ngô và một vài loại cỏ khác. Việc tìm ra nguồn đạm mới này dùng làm thức ăn cho con người được đánh gia ngang với việc tìm ra điện nguyên tử trong ngành năng lượng. Từ nay, tại Hung, một hecta trồng cỏ có thể thu được 3 tấn prôtêin có chất lượng cao, nghĩa là nhiều hơn 6 lần lượng chất đạm thu được khi trồng lúa mạch.
Trước hết, người ta nén lá cỏ thành viên, ép lấy nước rồi làm đông tụ sẽ thu được prôtêin nguyên chất, chỉ việc đem sấy khô. Về giá trị dinh dướng, nó cao hơn đậu nành và chứa rất nhiều vitamin. Hiện nay, ngoài việc dùng nhiều  làm thức ăn cho gia súc người ta còn dùng làm kẹo bánh. Một nhà máy sản xuất prôtêin loại này công suất 50 T/giờ đã được xây dựng xong.
322. Chất gì thay thế DDT?
Các nhà hoá học Hungari đã đưa vào sản xuất một loại thuốc trừ sâu mới tuyệt đối không độc đối với người và động vật máu nóng, không có mùi, không gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ cây trồng rất tốt. Hoạt chất là pirêtrin tổng hợp, giống như hoạt chất có trong cây cúc trừ sâu. Loại thuốc này đã được thưởng huy chương vàng tại Triển lãm hoá học thế giới tổ chức tại Tiệp Khắc.
323. Khí hàn mới là khí gì?
Các nhà hoá học Ba Lan đề nghị thay thế axêtilen trong việc cắt và hàn kim loại bằng một hỗn hợp khí gồm prôpan, prôpilen và một vài loại khí thải khác trong quá trình chế biến dầu mỏ. Khi cháy, hỗn hợp khí này toả ra một nhiệt lượng lớn hơn của axêtilen nhiều. Điểm đặc biệt là trong một bình tiêu chuẩn, có thể chứa một lượng hỗn hợp khí lớn hơn axêtilen tới 4 lần, do đó việc chuyên chở các bình này sẽ thuận tiện hơn.
324. Sôđa hoạt tính dùng làm gì
Viện Hoá lý và điện hoá Praha (Tiệp Khắc) đăng ký một bằng phát minh ra khắp thế giới và rất được hoan nghênh: phát minh ra sôđa hoạt tính, mang tên AKSO (aktivna soda). Ai cũng biết rằng khí thải từ động cơ ô-tô chứa nhiều chất độc, chủ yếu là khí sunfurơ. Akso hấp thụ cực kỳ nhanh chóng và hoàn toàn chất này. So với những máy lọc khí tốt nhất, nó khử SO2 nhanh hơn tới 10 lần ở nhiệt độ 120 - 1600C, tức là nhiệt độ bình thường của khí thải. Ngoài ra, Akso còn có công dụng đặc biệt trong ngành giấy và xenlulôzơ.

324. Từ một trăm lít xăng làm ra được những thứ gì?
Một trăm lít xăng nếu dùng làm nhiên liệu cho ôtô, thì trung bình có thể chạy được một nghìn cây số. Nhưng nếu dùng để làm nguyên liệu cho ngành tổng hợp hữu cơ thì sẽ biến thành 21 chiếc áo sơmi nam hoặc 160m ống dẫn nước, hoặc nếu quay trở lại với ôtô, thì làm được một bộ xăm lốp ôtô.
325. Chất gì dùng thay xăng và axeton để tẩy mỡ?
Các nhà nghiên cứu Viện Hoá vô cơ ở Nga nghiên cứu sản xuất một loại chất mới, mang tên "Termos" để tẩy mỡ cho các chi tiết trước khi sơn, tráng men và mạ điện, thay cho xăng và axêton thường dùng trước đây, có mùi và dễ cháy. "Termos" là dung dịch một chất nhũ hoá trong dầu điêzen, pha trộn với dung dịch một chất hoạt động bề mặt ít bọt trong nước và chất ức chế. "Termos" đã cải tiến được điều kiện lao động trong các phân xưởng sản xuất.
326. Làm mảng bảo vệ bê tông như thế nào ?
Ở Nga người ta đã nghiên cứu được một phương pháp bảo vệ các kết cấu bê tông cốt thép không bị hư hỏng do ăn mòn; dán lên bề mặt cần được bảo vệ một màng mỏng pôlyêtylen đã xử lý bằng diện tích, nhờ một lớp keo êpôxi - cao su đàn hồi.
Lớp bảo vệ này có độ bền hoá học rất cao đối với các tác nhân ăn mòn mạnh như axit, kiềm… Khi dùng lớp bảo vệ này, người ta thấy hiệu quả kinh tế rất cao.
327. Phản ứng âm thanh xảy ra trong dung dịch gì?
Người ta đã biết phản ứng nổ từ lâu, trong đó sản phẩm của phản ứng là chất khí. Nhưng 3 nhà hoá học Hà Lan phát hiện ra một loại phản ứng mới: phản ứng âm thanh xảy ra trong dung dịch, đồng thời phát ra những âm thanh rất lớn. Chẳng hạn phản ứng giữa dung dịch clorua kẽm và dung dịch pipazin. Khi các tinh thể dipipazin kẽm hình thành, kèm theo những siêu âm và cả những âm thanh nghe được.
Người ta chưa biết được những nguyên nhân của việc xuất hiện âm thanh nhưng chắc chắn nó liên quan đến sự chuyển nhanh chóng những tinh thể nhỏ thành tinh thể lớn.
328. Tận dụng bã thải của nước thải như thế nào?
Các kỹ sư Bungari thuộc nhà máy thuỷ phân Razlog đã tìm ra phương pháp sản xuất khối cô đặc giàu prôtêin - vitamin từ bùn lắng bề xử lý nước thải sau khi làm sạch bằng phương pháp sinh hoá. Khối cô đặc này là thành phần có giá trị đối với nông nghiệp vì chứa 15 amino axit quan trọng và các vitamin. Thêm vào khẩu phần ăn của gia súc, tốc độ tăng trọng còn cao hơn so với các sản phẩm giàu vitamin - prôtêin mà công nghiệp đang sản xuất.
Từ 200kg bùn, người ta thu hồi được 1kg khối cô đặc giàu prôtêin - vitamin này.
329. Acquy chi cađimi có ưu điểm gì?
Viện Acquy và Pin ở Poznan (Balan) đưa ra sản xuất một loại ăcquy mới với điện cực là chi - cadimi. Ngoài đặc tính là dung lượng rất cao, loại ăcquy này rất bền với va chạm và làm việc được trong một khoảng nhiệt độ rất rộng từ - 400C đến + 500C. Dung lượng của chúng lên tới 10 nghìn ampe/giờ.
Trên thế giới, ngoài Balan, chỉ có một vài nước sản xuất ăcquy loại này là Mỹ, Đức và Pháp.
330. Tìm vi khuẩn ăn chất dẻo để làm gì?
Sau khi phát hiện được  các loại vi khuẩn sống bằng các sản phẩm dầu mỡ, người ta đã tiến hành tìm kiếm các loại vi khuẩn ăn chất dẻo và đã đạt được kết quả bước đầu. Hiện nay, loại vi khuẩn quý giá này đang được thử nghiệm để thủ tiêu các loại nhựa tổng hợp và chất dẻo có trong nguồn nước thải.
331. Tạo màng chống lắng cặn bằng chất gì?
Ở Úc, người ta đã bắt đầu áp dụng một phương pháp mới để chống hiện tượng tạo cặn trên thành nồi hơi, thiết bị cô dặc và chưng cất. Bản chất của phương pháp rất đơn giản: chỉ việc thêm vào nước một lượng rất nhỏ axit pôlyacrylic (khoảng 5 phần triệu trong nước). Hợp chất này tạo ra trên thành thiết bị một lớp màng pôlime rất mỏng. Cặn bám vào màng ít hơn nhiều so với bám trên kim loại. Và khi cặn bám đến một độ dày nào đó, màng sẽ tự bong ra, rơi xuống đáy và lấy ra dễ dàng.
332. Chống nọc rắn bằng chất gì?
Người ta phát hiện ra rằng chất ức chế cho phản ứng gốc tự do tỏ ra có tác dụng khử độc được nọc rắn (trong đó, nhiều chất phá huỷ quá trình sinh tổng hợp albumin và axit nuclêic). Chẳng hạn, một chất ức chế có hiệu quả nhất là prôpylgalat có tác dụng khử được nọc độc của rắn lục, rắn hổ mang và một số loài rắn khác. Nếu tiêm dung dịch 0,75% chất này vào bắp thịt của chuột  thì sau từ 1 đến 6 phút kể từ khi bị rắn cắn, tất cả số chuột đều được cứu thoát chết, nhưng nếu sau 15 phút trở lên thì tất cả đều chết.
333. Chất kích thích sinh trưởng thực vật được chế từ nguyên liệu gì?
Từ lá dừa và mỡ động vật, người ta đã điều chế một chất kích thích sinh trưởng thực vật mới. Chất này khi xử lý trên thực vật ở đầu giai đoạn phát triển, sẽ tác dụng chọn lọc trên tế bào, tạo thành những mô mới và không làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác của cây. Chất kích thích mới này không độc, không gây ra những hiện tượng phụ không mong muốn và có thể xử lý trên một diện tích rộng lớn bằng cách phun thông thường.
334. Thêm một chất ngọt nhân tạo nữa là chất gì?
Một nhóm các nhà hoá học Hungari mới tổng hợp được một chất hữu cơ mới, ngọt hơn đường saccarôzơ hàng nghìn lần. Đường "siêu ngọt" này được gọi tên là "Hinôin - 401". Hiện nay, chưa đủ cơ sở đánh giá vai trò của nó trong công nghiệp thực phẩm tương lai, nhưng qua những thử nghiệm đầu tiên vè độc tính đối với cơ thể, người ta cho rằng "Hinôin" có thể sẽ thay thế sacarin.
335. Vải đặc biệt để lót đường làm bằng chất gì?
Tiệp khắc vừa đưa vào sản xuất một loại vải hoàn toàn mới, thuộc loại vải không dệt. Nguyên liệu của vải này là sợi pôlyprôpilen và pôlyeste, không bị mục bởi nấm mốc và có độ bền hoá học và cơ học rất cao. Công dụng của vải cũng rất "độc đáo": để phủ lên mặt đường xá. Vải có tác dụng không để các lớp đất khác trộn lẫn với nhau, có thể dùng như một tấm lọc loại trừ hỗn hợp cát, đá dăm trong xây dựng đường xá. Một số đường ôtô của Tiệp khắc đã được lót những tấm vải này.
336. Dùng khí cháy dập tắt lửa là khí gì?
Theo phương pháp cổ điển, để dập tắt các đám cháy trong mỏ than, người ta phải cho khí trơ vào những chỗ nứt nẻ. Nhưng khi đám cháy lớn, lượng khí trơ cần dùng rất nhiều; nếu không đủ thì tai nạn này càng thêm phức tạp. Phương pháp mới thay thế khí trơ bằng một khí đốt phổ biến là mêtan. Khí này có sẵn hơn nhiều và muốn tránh nguy hiểm chỉ cần duy trì nghiêm ngặt một tỷ lệ nhất định với không khí. Bơm mêtan tràn đầy vào chỗ nứt lửa sẽ tắt.
337. Chất gì trong lửa không cháy, trong nước không chìm?
Hai kỹ sư Tiệp khắc đươc giải thưởng quốc gia của Tiệp khắc năm 1978 đã đưa ra sản xuất một loại chất dẻo mới, lấy tên là Resitek. Khi đưa tấm vật liệu này cùng với một tấm sắt vào ngọn lửa đèn khí thì kim loại chảy, Resitek vẫn không hề thay đổi tính chất. Nhờ tính cách nhiệt, vật liệu này đã được làm một số chi tiết trong lò cao. Do khối lượng riêng nhỏ, Resi-stek nổi trên mặt nước. Các nhà khoa học cho rằng Resistek sẽ là một trong các vật liệu của kỹ thuật phức tạp trong tương lai.
338. Vitamin nào có tác dụng chống ăn mòn kim loại?
Axit ascorbic với cái tên phổ biến là vitamin C vừa được phát hiện là có khả năng chống ăn mòn kim loại. Nếu phủ lên bề mặt kim loại sạch một lớp axit ascorbic cùng với bột môlipđen, thì lập tức nó liên kết với kim loại thành một lớp bảo vệ bền. Một số công ty lớn đã bắt đầu dùng axit ascorbic để "vitamin hoá" các kim loại nhằm mục đích bảo vệ chúng, thay thế cho axit crômic đòi hỏi phải xử lý phức tạp hơn.

339. Gạch có xenlulozơ được chế tạo như thế nào ?
Người ta biết rằng nếu chế tạo được gạch xốp thì rất có lợi: gạch đỡ bị vỡ và lại cách nhiệt tốt, một tính năng rất quý khi dùng để xây tường. Nhưng tạo ra những lỗ xốp trong gạch không đơn giản. Ở Đức, người ta đã tìm được cách chế tạo gạch xốp này. Lấy phế liệu của nhà máy giấy, gồm xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác thu hồi từ nước thải, thêm vào đất sét trước khi nung. Thế là người ta thu được gạch có độ xốp rất cao mà tính cơ học không hề giảm sút. Ngoài ra, giá thành của gạch còn hạ xuống.
340. Dùng dầu thông chạy ô tô có được không ?
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Henxinki (Phần Lan) đã công bố một thành công mới: dùng hỗn hợp xăng và dầu thông tinh khiết với tỷ lệ cao hơn xăng để chạy ô tô. Tiêu thụ hỗn hợp nhiên liệu này trên cùng quãng đường thấp hơn tiêu thụ xăng nhiều. Tại Phần Lan, một nước có những cánh rừng thông rộng lớn, các xí nghiệp gia công gỗ hàng năm có thể thu hồi được 40 nghìn tấn dầu thông giá rẻ, từ các phế liệu gỗ. Hiện nay, đã có kế hoạch tăng cường thu hồi dầu thông để không những tiết kiệm xăng cho ô tô mà còn dùng để chạy động cơ cho vận tải đường sắt.
341. Amiăng tổng hợp dùng làm gì ?
Trữ lượng amiăng hầu như đã cạn, trong khi đó yêu cầu vật liệu này để làm chất bảo ôn của công nghiệp lại tăng lên, Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một quy trình mới để tạo ra sợi từ ôxit nhôm, silic, crôm và zirconi. Vải dệt từ sợi  gồm các loại ôxyt này rất bền không những ở nhiệt độ cao mà còn bền với axit và kiềm nữa. người ta đã dùng chúng để bọc lò cao và các ống dẫn hơi nước. Cũng có thể may thành quần áo cho "lính" cứu hoả, tốt hơn quần áo trước đây dệt từ sợi amiăng.
342. Nhiên liệu dạng sợi được sản xuất như thế nào ?
Phòng tiêu chuẩn quốc gia Mỹ đã quyết định cho phép sử dụng rộng rãi một loại nhiên liệu mới do các nhà khoa học bang Oregon chế tạo, Về nhiệt lượng, nhiên liệu mới ngang với than đá nhưng khi cháy không làm thoát ra khí độc là ôxyt của lưu huỳnh và nitơ. Nguyên liệu chính để sản xuất ra loại chất đốt mới này là các vật liệu dạng sợi: vỏ cây, rơm rạ, than bùn loại xấu, bã mía, vỏ lạc, lõi ngô, mùn cưa và nhiều phế liệu khác. Tất cả được nghiền nhỏ, sấy khô, trộn lẫn với một loại dầu và chất kết dính, sau đó đem ép thành hạt, có đường kính 6,6mm, dài 20mm. Chất đốt mới rẻ chỉ bằng nửa khí thiên nhiên.
343. Dùng pôlime trong khoan thăm dò như thế nào ?
Trước đây, người ta thường dùng dung dịch đất sét trong công tác khoan thăm dò dầu khí. Hiệu quả của nó đã được thử thách trong thực tế lâu dài. Nhưng các chuyên gia Bungari (tại Học viện hoá kỹ thuật Burgas) đã đề xuất một phương pháp  mới; thay dung dịch đất sét bằng một loại polime hoà tan trong nước. Khi thử nghiệm, các nhà địa chất đã nhận thấy dung dịch polime có những tính chất tốt hơn hẳn: độ đàn hồi lớn hơn, giảm được sự dao động của mũi khoan, cho phép tăng nhanh tốc độ khoan. Nhờ vậy đã tăng được năng suất lao động và tuổi thọ của thiết bị khoan.
344. Phân tích bất cứ nguyên tố nào trong 110 nguyên tố như thế nào?
Làm thế nào phân tích được thành phần nguyên tố chứa trong hạt bụi mà mắt thường không thấy? Máy phân tích mang tên "Lamma - 500" của công ty thiết bị Đức có thể làm được việc này. Máy có kích thước và trọng lượng bằng một chiếc xe du lịch, bao gồm kính hiển vi quang học và laze, bởm siêu chân không, máy khuyếch đại quang điện tử, bộ phận làm lạnh... dùng xung lượng laze làm bốc hơi và ion hoá mẫu cần nghiên cứu. Sau đó, tiến hành phân tích đám mây ion bằng khối điện tử và quang phổ ký. Nó có thể phân tích bất kỳ nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn và chỉ 3 giây sau là đã có thể trả lời trên máy tính điện tử.


345. Sứ có trí nhớ như thế nào?
Từ lâu, người ta đã nói đến một vài kim loại (như niken, titan) có thể "nhớ" lại hình dạng ban đầu của mình nhiều lần thay đổi hình dạng. Ngày nay, người ta đã phát hiện ra ngay cả sứ cũng có trí nhớ như vậy. Các nhà khoa học ở trường Đại học Bristol (Anh) đã bất ngờ tìm ra mọt loại sứ khi đun nóng thì biến dạng, nhưng để nguội, lại trở về hình dạng ban đầu. Quá trình hồi phục lại hình dạng cũ xẩy ra tương đối chậm. Người ta đang tập trung tìm kiếm khả năng sử dụng hiện tượng mới phát hiện ra này.
346. Oxalon và Uglen là loại sợi gì?
Đây là tên hai loại sợi tổng hợp được sản xuất để dùng vào những mục đích đặc biệt. Sợi OXALON dùng để dệt thành vải lọc trong ngành luyện kim và chế biến muội than. Nó cũng được dùng làm vải mành trong chế tạo lốp xe hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao. UGLEN giữ được độ bền tới 30000C trong khí trơ và 2500C trong môi trường ôxy. Vì có tính dẫn điện rất tốt nên nó được gia công cùng với chất dẻo, sơn, chống hiện tượng tích điện.
347. Hàm răng bằng hyđrôn có ưu điểm gì?
Trong những năm 60, các nhà bác học Tiệp Khắc đã phát minh ra một loại pôlyme đặc biệt, gọi là hyđrôn, dùng làm lăng kính dẻo áp sát vào nhãn cầu, thay thế kính thông thường cho những người cận thị và viễn thị. Mới đây, các nhà bác học Mỹ dùng loại pôlyme không độc hại này để hàn răng rất nhanh. Hyđrôn hoàn toàn không kích thích các mô xương và lợi. Do dãn nở khi đóng rắn, nó sẽ trám kín được cả những lỗ nhỏ nhất trong kẽ răng. Nhờ nhựa này, có thể hàn răng trong vòng một phút.
348. Aspirin cải tiến là chất gì?
Ở Anh, người ta vừa đưa ra sản xuất một chất thay thế mới cho aspirin, một loại thuốc thông dụng nhất hiện nay. Chất này có tác dụng giảm đau nhiều hơn aspirin và không gây những hiện tượng phụ không mong muốn của aspirin thông thường. Tên thương mại của thứ thuốc đó là dôlôbit. Hợp chất này có bản chất hoá học giống như aspirin (axit axêtylsalixilic)  chỉ khác ở chỗ trong phân tử, gốc axêtyl được thay thế bằng nhóm đifluophênyl. Danh pháp đầy đủ của Dôlôbit là 2,4 - Đifluophênyl - salixilic axit. Loại aspirin cải tiến này rất được hoan nghênh và bắt đầu được sử dụng rộng rãi.
349. Làm thế nào để màng không bị dính?
Màng pôlyêtylen khi bảo quản thường bị dính với nhau, nhiều khi chặt đến nỗi không thể bóc rời ra. Các nhà khoa học Pháp đã tìm được cách khắc phục hiện tượng này. Khi gia công, họ thêm vào thành phần pha chế một côpôlyme khối hoặc côpôlyme nhánh của êtylen và styrol, mêtylstyrôl hoặc clostyrôl. Hàm lượng chất thêm vào không quá 5%. Độ trong suốt của màng không bị xấu đi.
350. Vải chống axit  được dệt từ sợi gì?
Nhà máy dệt liên hợp ở Nga đã sản xuất một loại vải để may quần áo bảo hộ lao động cho công nhân ngành hoá chất. Trong một thời gian dài, nó không để cho axit sunfuric và clohyđric đậm đặc, kiềm 10%, amôniăc 25%, clorua vôi 10% thấm qua. Sau khi giặt sạch trong pecloêtylen, tính chất bảo vệ của vải không thay đổi. Axit sunfuric 93% không thấm ướt lên bề mặt của vải. Một trong các thành phần chính của vải là sợi pôlyprôpylen, và sau khi dệt, tẩm thêm một lớp hợp chất hữu cơ chứa flo.
351. Hyđrô có độ tinh khiết cao được sản xuất như thế nào?
Nhà máy hoá dầu Linđen (Đức) đã đưa vào hoạt động một thiết bị mới có công suất cao để sản xuất hyđrô có độ tinh khiết  99,999%. Nguyên liệu để sản xuất là sản phẩm reforming hơi, chứa 70 - 75% H2, còn lại là CO, CO2 và CH4. Việc hấp phụ được tiến hành qua nhiều tháp hấp phụ chứa zêôlit và than hoạt tính ở áp suất 20 - 25 atmôphe. Sau khi tinh chế, hyđrô chứa dưới 10-3% CO và hầu như không còn vết CO2. Chất hấp phụ được tái sinh hoàn toàn.
352. Chất gì có trong hạt bông?
Từ một tấn hạt bông, có thể chiết ra 60 kg đạm dùng làm thực phẩm, 4kg gôsipol, trên 12kg phitin, 3kg đường cũng như một lượng đáng kể dung môi, rượu kỹ thuật, linhin. Trong hạt còn có một số chất dùng làm dược phẩm là tôkôphêrol, stêrin.
353. Giấy tổng hợp có ưu điểm gì?
Các nhà máy và Viện nghiên cứu giấy ở Nga đã bắt đầu sản xuất giấy tổng hợp từ chất dẻo. So với các giấy tổng hợp thông thường, giấy này bền cơ học hơn, đàn hồi hơn, chịu được nước và nhiệt độ khá  cao, không bị nấm và vi khuẩn phá hoại. Trong bề ngoài, nó giống như giấy can, nhưng có thể viết bằng tất cả các loại bút. Do giá thành còn cao, nên mới chỉ được dùng trong một vài lĩnh vực như in bản đồ, bản vẽ và các sơ đồ.
355. Các chất chống kích nổ mới là chất gì?
Thông thường, người ta vẫn pha têtraêtyl chì vào xăng để chống hiện tượng nổ sớm, nhưng chất này rất độc và gây ô nhiễm môi trường. Việc tìm kiếm các chất mới có tính năng tương tự được tiến hành ở nhiều nước. Hàng loạt hợp chất cơ kim đã được tìm ra và tỏ ra có nhiều triển vọng, như xyclôpentađienitricacbônyl măngan, tributyl thiếc, trimêtyl chì, pentacacboonyl mangan. Các chất chống kích nổ tốt nhất là các hợp chất của mangan trong đó đồng thời chứa một nguyên tử silic và chì.
356. Chất siêu dẻo dùng làm gì?
Viện pôlyme mang tên Cargin (Nga) vừa tìm ra một chất siêu dẻo (superplastifiant) cho bê tông. Chỉ cần thêm một lượng rất nhỏ (1 - 2%) chất siêu dẻo này (tính theo lượng xi măng) đã có thể làm cho độ bền cơ học của sản phẩm tăng lên 20 - 40%. Bề mặt bêtông lại nhẵn hơn và dễ trang trí hơn. Hiệu quả kinh tế rất lớn: thêm chất siêu dẻo làm cho mỗi mét khối bêtông tiết kiệm được 50kg ximăng mà không bị giảm độ bền. Chất siêu dẻo này không chứa iôn clo gây ăn mòn bêtông và được sản xuất từ phế liệu của nhà máy chế tạo chất dẻo acrylic.
357. Van an toàn bằng chất dẻo có ưu điểm gì?
Một kỹ sư Nhật vừa chế tạo thành công van an toàn kiểu mới cho các ống dẫn. Chi tiết cơ bản của van này là một vòng chất dẻo. Ở nhiệt độ thường, vòng không hề ảnh hưởng đến dòng chảy của chất lỏng hoặc chất khí, nhưng nếu có sự cố là cháy hoặc nổ, nhiệt độ tăng lên, vòng sẽ bị chảy ra, tạo thành bọt bịt kín ngay đường ống. Chỉ cần thay đổi cơ cấu, có thể dùng van vào mục đích ngược lại: tự động mở một ống dẫn đang bị đóng khi gặp sự cố.
358. Chất xúc tác crắckinh mới là chất gì?
Viện công nghiệp chế biến dầu khí Mascơva nghiên cứu thành công một chất xúc  tác crăcking mới cho các phân đoạn nặng và nhẹ của dầu mỏ. Chất xúc tác này cho hiệu suất olêfin và xăng có chỉ số ôctan cao hơn hẳn các chất xúc tác thường. Thành phần chính của nó là muối silic và zircôn trên chất mang là zêôlit. Chất xúc tác này được sản xuất dưới dạng hình cầu, có độ bền nhiệt cao và rất dễ dàng tái sinh.
359. Có phải thuốc trư sâu lấy từ lá cà chua?
Thuốc trừ sâu thiên nhiên quen thuộc nhất là piretrum, chiết từ cây cúc trừ sâu, các nhà hoá học Mỹ tìm ra một loại thuốc trừ sâu thiên nhiên mới, gọi là 2 - triđêcalon, lấy từ lá của một loại cà chua dại. Trong cà chua thường trồng cũng có, nhưng hàm lượng nhỏ hơn 10 lần. Người ta cho rằng nếu ghép cà chua thường trồng với cà chua dại thì sẽ có nguyên liệu để điều chế một loại thuốc trừ sâu thiên nhiên có hiệu lực.
360. Khử trùng bằng mat-tit như thế nào?
Viện Hoá lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học Biêlôrut đã sản xuất thử một loại mát - tít gắn sàn nhà, gọi là "Spungi". Sản phẩm này không những có tính chất kết dính rất tốt mà còn có một tác dụng phụ nữa là khử trùng cho sàn và bầu không khí trong phòng. Trong thành phần của Spungi có một chất sát trùng không độc đối với người và gia súc.
361. Lấy stronti từ apatit như thế nào?
Nhu cầu về stronti rất lớn, nên người ta phải đi tìm những nguồn cung cấp mới. Một trong những nguồn mới được tận dụng là quặng apatit, chứa khoảng 2,5% nguyên tố này. Một quy trình công nghệ mới được áp dụng: dùng axit chuyển hoá quặng để điều chế H3PO4 sản xuất phân lân, stronti sunfat sẽ kết tủa. Nhưng nếu dùng HNO3 để phân huỷ quặng, stronti natrat hoà tan và được tách ra bằng cách chuyển hoá thành cacbônat. Từ 1 tấn apatit có thể lấy được 20kg SrCO3.
362. Rượu dùng chạy động cơ như thế nào?
Ba Lan là một trong những nước đầu tiên ở châu Âu đã thêm rượu do chưng khô gỗ vào nhiên liệu để tiết kiệm xăng. Tại xí nghiệp liên hiệp, hoá dầu Plock, đã sản xuất nhiên liệu hỗn hợp chứa 20% metanol. Nhiên liệu này không làm giảm công suất của động cơ mà lại xả ít khí độc hơn.
363. Phân bón làm từ giấy như thế nào?
Ở Thuỵ Điển, trong trồng rau, người ta sử dụng phổ biến một loại giấy, gọi là Agroprox, tẩm bitum, sáp, chất đạm và thuốc diệt nấm để phủ những luống rau. Agroprox chẳng những giữ cho cây khỏi bị mất nhiệt mà còn trừ các bệnh nấm cho rau. Đến vụ trồng trọt tiếp theo, người ta cày lẫn Agroprox với đất, và nó vẫn phát huy tác dụng phân huỷ thành phân bón và cải tạo đất, giữ cho đất khỏi bị khô hạn và chống xói mòn.
364. Bí mật nào ở phụ gia khi sản xuất hợp kim đồng chì?
Hợp kim đồng chì làm việc trong điều kiện có tải được đến 6000C. Nhưng trong kỹ thuật đòi hỏi những vật liệu vừa dẫn nhiệt tốt nhưng như đồng, vừa chịu tải và làm việc ở trên dưới 10000C. Các nhà khoa học Mỹ mới tìm ra được một hợp kim đồng thoả mãn các yêu cầu ấy. Bí mật của kỹ thuật là ở lượng ôxyt nhôm, beri và ziriconi thêm vào.
365. Dùng nước biển làm chất điện ly trong acqui như thế nào?
Đức đã công bố một bằng phát minh mới: ăcquy dùng nước biển làm chất điện ly. Dung lượng của nó còn lớn hơn ăcquy chì. Một điện cực là lõi nhôm, còn điện cực thứ hai là một khối xốp bằng một hợp chất của nhôm. Acquy đơn giản, tiết kiệm, nhưng có một nhược điểm: ngừng làm việc khi bị dao động. Loại ăcquy này bắt đầu được dùng cho tàu biển.

366. Men thuỷ tinh màu cho kim loại có ưu điểm gì?
Viện Hoá học vô cơ ở Nga đã nghiên cứu thành công một loại men thuỷ tinh để bảo vệ kim loại, dùng làm các cấu kiện xây dựng, đồ dùng gia đình, đồ trang sức và bất kỳ sản phẩm nào bằng kim loại. Men thuỷ tinh này không những chống ăn mòn rất tốt mà còn có màu sắc đẹp, bền và óng ánh, tiết kiệm được năng lượng và không bị nứt vỡ.
367. Đối thủ của amiăng là chất gì?
Người ta cho rằng loại sợi tổng hợp Armid - T được nghiên cứu tại Nga quả là đối thủ của amiăng. Nó rất thuật tiện để may quần áo cho lính cứu hỏa, thợ hàn, làm vật liệu bảo ôn cho các ống dẫn và vải lọc khí nóng và chất lỏng ăn mòn. Đặc tính quan trọng của loại sợi này là chịu được lâu dài nhiệt độ cao (3000C) và không bị biến dạng. Nó còn được dùng làm chất độn cho chất dẻo có công dụng đặc biệt trong kỹ thuật điện tử.
368. Làm kim loại có cấu tạo giống thuỷ tinh như thế nào?
Nếu làm lạnh kim loại từ hàng nghìn độ xuống nhiệt độ thường trong khoảng một phần của giây thì nó sẽ có cấu tạo giống như thuỷ tinh. Người ta đã thực hiện được trên những sợi dây bằng sắt có pha bo, phôtpho và crôm. Đặc điểm của dây này là không có cấu tạo hạt, do đó có độ bền chống ăn mòn rất cao. Trong tương lai, những sợi dây này có thể thay thế được thép không gỉ trong những thiết bị làm việc thường xuyên ở 3000C.
369. Keo dạng tấm opoxy dùng làm gì?
Keo giêlatin cổ điển dùng để dán đồ gỗ dưới dạng tấm không phải là chuyện lạ, nhưng keo êpôxy dưới dạng tấm thì chỉ được sản xuất gần dây, và được dùng trong công nghiệp máy bay. Tấm keo êpoxy được đặt giữa 2 chi tiết cần gắn với nhau, sau đó đưa vào nồi hấp ở nhiệt độ 1200C. Keo sẽ rắn lại và nối rất chắc các chi tiết đó. Người ta đã kết luận máy bay dán bằng keo thay cho hàn và tán đinh sẽ nhẹ hơn 15% và rẻ hơn 20% so với máy bay trước đây.

370. Thuốc trừ sâu đặc hiệu cho cam quýt là chất gì?
Phôtphamit là loại thuốc trừ sâu đặc hiệu nhất đối với các loại sâu cam, chanh, quýt, bưởi. Thiếu chất này, sản lượng hàng năm các loại quả ấy giảm đi 30%. Nhưng người ta vừa đưa ra một báo động: sâu bọ phá hoại các loại quả ấy đã bắt đầu quen thuốc, và đề nghị sử dụng luân phiên phôtphamit với các loại thuốc khác, dù kém hiệu lực hơn, nhưng "lạ" đối với loại sâu ấy. Bằng cách đó mới có thể duy trì tính đặc hiệu của phôtphamit.
371. Những chiếc túi hoà tan dùng làm gì?
Để hạn chế đến mức tối thiểu sự tiếp xúc của người với thuốc trừ sâu, một công ty Mỹ đã đề nghị đưa thuốc vào đất trong những túi chất dẻo. Tất nhiên túi này phải bằng chất dẻo hoà tan, để dần dần dưới tác dụng của nước mưa và nước ngầm, sẽ giải phóng thuốc trừ sâu. Để bảo vệ thuốc khi chuyên chở và bảo quản, phải bọc những túi đó bằng màng pôlyme, thường bền với nước.
372. Axit trên giấy có tác dụng gì?
Giấy ngày càng được dùng nhiều làm bao bì (hộp) đựng các loại thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu phủ bên trong hộp giấy một lớp mỏng dung dịch axit sorbic thì thời gian bảo quản tăng lên rất nhiều. Thí dụ; nếu sữa chua đựng trong hộp này và giữ trong tủ lạnh thì sau 40 ngày vẫn không thấy men phát triển đáng kể.
373. Viện trừ muỗi trong mùa hè chứa chất gì?
Hãng Zoecon đã sản xuất viên trừ muỗi có chứa chất mêtôpren dưới tên thương phẩm Altosid, hoà tan được trong nước và đã thử thuốc này trong mùa hè từ năm 1976. Trong năm 1977, hãng này tiến hành thí nghiệm mở rộng để nhanh chóng đưa vào sản xuất trên quy mô công nghiệp. Viên Altosid được dùng ở những nơi muỗi sinh sản như cống rãnh, nước thối, mà ở đó không thể diệt muỗi bằng phương pháp phun thông thường.


374. Một loại đường hoá học mới có tên là gì?
Hãng Tetead Lyle (Anh) đang nghiên cứu sản xuất một loại đường hoá học mới gọi là Talin. Loại đường này là dịch tinh chế của hợp chất Taumatin, lấy từ quả của một loài cây tương tự như cây cao su Thaumatococcus danielli mọc ở vùng Tây Phi. Độ ngọt của đường hoá học mới này gấp 4000 lần đường mía, nghĩa là ngọt hơn saccarin.
375. Các chất hoá học trong tỏi có tác dụng chữa bệnh như thế nào?
Hành và tỏi là những gia vị cho nhiều món ăn nhưng từ lâu cũng đã được biết đến như là những vị thuốc. Tỏi đã từng dùng làm thuốc chữa chứng phát ban, viêm bạch cầu, viêm phổi và rối loạn đường ruột trước khi có những biệt dược đặc hiệu.
Ngày nay người ta đã hiểu biết khá chi tiết về thành phần hoá học trong hành, tỏi. Hàng trăm hợp chất đã được phân lập và phân tích cấu trúc cũng như nghiên cứu về dược lý. Những hợp chất quan trọng nhất lấy từ hành, tỏi thường chứa từ một hoặc nhiều nguyên tử lưu huỳnh (S) trong cấu trúc. Đó là các hợp chất thiosunfua, polisunfua. Chúng có mùi và hoạt tính sinh học cao. Tuy vậy, cho đến gần đây những bí hiểm về cơ chế tác dụng sinh học của nhiều hoạt chất mới được tìm ra. Chẳng hạn như phát hiện ra chất etyletan disunfinat có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Y học đã khẳng định hàm lượng nitrit cao trong dạ dày là một độc tố liên quan đến sự xuất hiện ung thư dạ dày. Thế mà xét nghiệm đã cho thấy người có thói quên ăn tỏi sống, sau khi ăn xong, hàm lượng nitrit trong dạ dày giảm hẳn. Người ta cũng đã chứng minh được tác dụng ức chế phát triển ung thư của các hợp chất polisunfua không no. Chẳng hạn như chất ajoen là một hợp chất chứa 3 nhân chiết tách từ tỏi có tác dụng diệt tế bào ung thư lympho. Chất diallyl diunfua còn có khả năng làm gia tăng sinh trưởng các enzym khử độc.
Tỏi còn tác dụng hạ hàm lượng mỡ và cholesterol trong máu. Những người có bệnh tim nếu thường xuyên sử dụng tinh dầu tỏi sẽ làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hay nghẽn mạch bởi chất ajoen và dithin có trong tinh dầu tỏi. Tác dụng ức chế kết tụ tiểu cầu là do các chất adenosin, allixin, ajoen và các polysunfua khác có trong tỏi.
Sau khi ăn tỏi, hơi thở có mùi khó chịu, đó là mùi của các hợp chất allylmetyl sunfua, disunfua, diallylsunfua; 2-poropen thiol.
Xoa tỏi dưới gan bàn chân thì sau vài giờ có thể phát hiện mùi tỏi trong hơn thở, lí do là chất allixin sau khi thấm qua da có thể tan trong mỡ và hấp thụ trong hệ lympha, không bị phân huỷ trong môi trường không chứa cistein và protein và thoát ra theo đường bài tiết. Còn ăn tỏi thì allixin sẽ phản ứng lập tức với các nhóm cistein chuyển thành những chất ức chế sinh hoá quan trọng.
Như vậy, tỏi vừa là gia vị, vừa là một vị thuốc quý.
376. Tóc có thành phần hoá học và cấu tạo như thế nào?
Tóc, sừng, móng chứa một loại protein khá bền gọi là kêratin.Trong kêratin có các liên kết đisunfua nối các mạch dài peptit lại với nhau, ngoài ra còn có các liên kết hiđro, liên kết các cầu muối, liên kết vander walls... để tạo thành các vòng xoắn. Có hai loại kêratin anpha (µ) và beta (b). Tóc quăn tự nhiên là tóc có nhiều b kêratin. Màu của tóc do hai sắc tố quyết định: sắc tố lumelanin làm cho tóc có màu từ hung nhạt đến đen tuyền, sắc tố phêomelamin làm cho tóc có màu từ hoe vàng, vàng óng, đến đỏ, kêratin trong tóc người chứa đến 12% xistin. Nếu làm giảm số liên kết đisunfua của tóc bằng cách khử bằng hoá chất thì độ tan của kêratin tăng đáng kể, tóc sẽ mềm ra có thể uốn theo bất kì kiểu gì cũng dễ. Việc xử lí các sản phẩm khử  bằng các chất oxihoá sẽ đưa về trạng thái ban đầu là kêratin. Đó là cách xử lí tóc để uốn tóc.
377. Plasma là gì?
Plasma thường được gọi là trạng thái thứ tư của vật chất vì nó không phải là chất rắn, không phải là chất lỏng và cũng không phải là một chất khí bình thường. Plasma là một khí ion hoá, từ một tổng thể nguyên tử được biến thành các ion mang điện tích dương hoặc âm. Tuy không thường gặp trên trái đất, nhưng trong vũ trụ nó chiếm tới 99%. Mặt trời là một quả cầu lửa plasma.
Do có thành phần phức tạp nên plasma rất khó chế ngự, plasma được phân ra làm plasma "nóng" hình thành ở nhiệt độ cao và plasma "lạnh" tạo ra bởi các điện trường. Người ta dự báo plasma "lạnh" sẽ trở thành một trong những kĩ thuật chủ chốt trong thế kỉ 21.
 Plasma  được dùng để tẩy sạch bề mặt có chứa vết dầu, mỡ, sáp hoặc các tạp chất khác. Plasma còn dùng để tẩy các lá nhôm và bình lọ bằng chất dẻo dùng để đựng thực phẩm trong công nghiệp chế biến, để khử trùng các dụng cụ giải phẫu hoặc cấy trồng trong y học, sinh học...
Tẩy rửa sạch bằng plasma dễ cho tế bào sống bám dính và phát triển, giúp dễ dàng cấy các tế bào.
378. Các nguyên tố hoá học hình thành trong vũ trụ như thế nào?
Ở khoảng không gian giữa các vì sao từ hàng tỷ năm trước có  các mây khí hiđro và bụi. Một lượng lớn vật chất này tạo nên một trường hấp dẫn khổng lồ, khi bị nén thành một khối. Tại tâm của khối này nhiệt độ lên tới hàng triệu độ. Trong điều kiện này xảy ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân, dẫn đến sự hình thành các nguyên tố hoá học khác nhau. Thí dụ như các phản ứng sau:
                                                                                                                                                 
379. Văn hoá trầu cau có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào ?
Truyền thuyết dân gian "trầu cau" được lưu truyền từ đời Văn Lang đến nay. Ngày nay còn rất ít người ăn trầu nhưng miếng trầu đã đi vào đời sống văn hoá, tình cảm và phong tục của dân tộc ta hàng mấy ngàn năm văn hiến. Văn hoá "Trầu cau" mang tính độc đáo của người Việt Nam. Tích truyện "Trầu cau' đã được điện ảnh Việt Nam dựng thành phim truyện hấp dẫn, còn ca khúc về tích "trầu cau" đã có từ trước cách mạng tháng 8 (1945)
· Ý nghĩa hoá học :
Trước đây người ta thường mời nhau ăn miếng trầu cho vui, cho ấm người, cho thơm miệng... có đúng ăn trầu sẽ làm cho vui, ấm và sạch miệng hay không ?
Lá trầu có chứa từ 1,8 - 2,4% tinh dầu, chủ yếu là chavibetol và chavicol cùng một số phenolic khác. Nước ép lá trầu có tác dụng tăng áp, giảm mạch ngoại vi và tính kháng sinh rất mạnh. Đông y dùng trầu đánh gió, chữa cảm cúm, bỏng, chữa vết thương.
Trong hạt cau (y học cổ truyền gọi là - đinh lang) có khoảng 18% tanin, 14% chất dầu, 2% muối khoáng và các hợp chất ancaloit, đặc biệt là arecolin (C6H13NO2) chiếm 0,5%. Chính arecolin có tác dụng làm tiết nước bọt, làm co đồng tử mắt, kích thích thần kinh phó giao cảm.
Trầu cau không thể thiếu vôi, không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang màu đỏ. Vôi là chất kiềm, khi tác dụng với arecolin, chất này có tính độc và chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn.
Người ta thường thêm vào miếng trầu một lát vỏ rễ cây chay. Vỏ có tác dụng tăng thêm tanin cho miếng trầu. Nhai miếng trầu khoảng 15 - 20 phút, bắt đầu "giập bã trầu", ở nhiệt độ cơ thể 370C, các phản ứng hoá học, phản ứng sinh màu giữa các phenolic, arecolin, arecaidin, tanin và các chất khác trong môi trường kiềm đã xảy ra. Chính các phản ứng này tạo cho người ăn trầu cảm giác say, hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm chặt chân răng. Ăn trầu chính là một cách trang điểm của người phụ nữ trước đây. Miếng trầu làm cho đôi má thêm hồng, đôi môi thêm thắm, cho lòng thêm say.



· Ý nghĩa nhân văn:
Lá trầu, quả cau là hai thứ không thể thiếu trong các đồ tế lễ, thờ cúng thần thánh, tổ tiên. Người ta thường nói "hương, hoa, phù, tửu, bạc lễ chi nghi" (hương, hoa, trầu, rươu, bạc lễ là nghi thức).
Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, cưới hỏi, giỗ chạp, tang gia... đã trở thành phong tục, truyền thống của người Việt Nam. Ngày nay tuy không ăn trầu nhưng trong các lễ nghi người ta vẫn giữ phong tục truyền thống nghĩa là vẫn có trầu, cau. Lễ dạm hỏi còn gọi là lễ "bỏ cơi trầu".
Miếng trầu mang rất nhiều ý nghĩa:
· Miếng trầu dùng trong giao tiếp, miếng trầu là đầu câu chuyện:
"Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là "
· Miếng trầu dùng để trao duyên:
"Trầu này trầu quế, trầu hoa
Trầu Loan, trầu Phượng, trầu ta, trầu mình"
· Miếng trầu dùng để trách người bạn trai chậm chân:
"Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như là cá chậu, chim lồng biết sao "
· Miếng trầu dùng để khuyên nhủ lứa đôi
"Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi"
· Miếng trầu dùng nói khi giúp đỡ việc cưới xin:
"Giúp cho quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau"
· Miếng trầu dùng để trang điểm:
"Trầu này trầu tính, trầu tình
Ăn vào thêm đỏ môi mình, môi ta"
· Miếng trầu dùng để đo thời gian:
"Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn giập bã trầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh"
Hoặc là:
"Ngồi chơi mới giập bã trầu
Mong anh nán lại, đôi câu giãi bày"
Ông cha ta đã dùng miếng trầu để diễn đạt các cung bậc của tình cảm.
Cây cau, giàn giầu (trầu) đã đi vào văn thơ ca.
Thơ Nguyễn Bính:
"Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không (*)  thôn nào ? "
Và:
"Cái ngày em đi lấy chồng
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn"
Dân ca quan họ Bắc Ninh"
"Cau non sánh với trầu vàng
Con non kết bạn, trầu vàng kết duyên"
Hay:
"Tương tư môi đỏ dạ sầu
Chưa ăn mà đã thấy say miếng trầu"
Và:
"Say nhau quan họ càng say
Nâng niu một miếng trầu này mời nhau
Đã thương đến tận vườn cau
Đã yêu xin gửi miếng trầu làm tin"

Và lúc giã bạn:
"Miếng trầu cánh phượng hồng môi
Dạt dào câu hát người ơi đừng về"
380.   Văn hoá trà có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào ?
Từ xa xưa, người Trung Hoa đã coi uống trà là một nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá. Họ đã đúc rút kinh nghiệm, biết sử dụng triệt để các công năng của trà vào việc phòng và chống bệnh tật. Đó là các tác dụng như giải khát tiêu thực, khử đờm, sáng mắt, lợi tiểu, sảng khoái tinh thần, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, trà cũng có hiệu ứng tiêu cực nếu sử dụng không đúng cách. Ví dụ trước khi đi ngủ nếu uống trà sẽ làm cho ta khó ngủ hoặc mất ngủ. Buổi sáng ngủ dậy chưa ăn sáng đã uống trà sẽ làm bụng cồn cào. Những người bị mắc các chứng cao huyết áp nặng, bệnh tim, loét dạ dày cần phải thận trọng khi uống trà. Những người bị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, bệnh tuyến giáp thì không được uống trà. Phụ nữ mang thai không được uống trà quá đặc, quá nhiều, không được uống thuốc với trà, nhất là các loại có sắt trong thành phần. Người già không nên uống trà đặc, trẻ nhỏ không nên uống trà lạnh.
Thành phần dinh dưỡng và công hiệu của các loại trà không giống nhau. Hàm lượng vitamin C và một số chất khác trong trà xanh (trà lục) nhiều hơn nhiều so với trà đen (hồng trà), trà xanh có công hiệu cao hơn trong đề kháng bức xạ, phòng xơ cứng huyết quản, giảm mỡ máu, tăng tế bào bạch huyết, chống nhiễm khuẩn. Về mặt y học, uống trà xanh tốt hơn uống trà đen.
Gần đây người ta còn phát hiện nước trà xanh có khả năng tiêu huỷ tế bào ung thư. Allan Conney, Viện đại học New jersey (Mỹ)  cho biết: Trong số chuột đã được cạo lông, tiếp xúc với tia tử ngoại (UV) với liều lượng cao trong 20 tuần. Sau đó, được xoa lên lưng một dung dịch trà xanh có chứa cafeine và gallate d'épigallocathecine (GEGC), thì so với lô chuột đối chứng chỉ có 30% bị ung thư da.

· Tận dụng hết khả năng về dinh dưỡng của trà :
Ở Trung Quốc, theo tập tục, dân ở nhiều vùng không chỉ thích uống trà mà sau khi uống hết nước họ còn ăn hết cả bã trà.
Dù uống nước trà hay ăn bã trà đều rất có ích đối với cơ thể con người. Vì trong trà có chứa rất nhiều vitamin và một lượng đáng kể protein, axit béo, chất khoáng.
Uống trà về mặt khoa học không tốt bằng ăn trà. Nếu ăn, vitamin trong trà được hấp thụ tốt hơn, làm tăng khả năng hoạt động co bóp của dạ dày, đẩy nhanh tốc độ bài tiết chất cặn, làm dạ dày tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
· Uống trà có thể bảo vệ thị lực:
Chất tím võng mạc trong mắt là do vitamin A hợp thành. Khi nhìn lâu(xem tivi hay nhìn màn hình máy vi tính) chất này bị tổn hao, nếu không bổ sung kịp thời bằng một lượng vitamin A thì sẽ làm giảm thị lực, dẫn tới chứng quáng gà. Trong trà có chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin A.
Y học hiện đại đã phát hiện ra nước trà có tác dụng tiêu trừ những chất phóng xạ có hại đối với cơ thể con người. Trong trà chứa những chất có khả năng hấp thụ chất phóng xạ, bảo vệ công năng tạo máu, đề kháng sự bức xạ, gia tăng bạch huyết cầu.
· Những điều nên biết khi uống trà:
Trà gừng có thể trị bệnh lị; trà đường có lợi với đường ruột, trà hoa cúc làm sáng mắt, uống trà quá nóng sẽ làm bỏng ngũ tạng, uống trà sau khi ăn sẽ có tác dụng tăng sự tiêu hoá thức ăn, uống trà sau khi uống rượu có tác dụng giải rượu, uống trà buổi sáng làm tỉnh táo tinh thần; uống buổi tối sẽ khó ngủ, uống trà khi bụng đói làm rối loạn tinh thần, uống trà quá nhiều làm gầy người, vàng da, uống trà đúng cách sẽ tăng tuổi thọ.
· Trung Quốc là một quốc gia trồng chè, chế biến chè, uống trà sớm nhất thế giới. Từ khi người ta nếm các loại cây cỏ và phát hiện ra chè có tác dụng giải khát và làm hưng phấn tinh thần thì chè được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Đến đời Đường, Lục Vũ đã đem kinh nghiệm uống trà của mình viết thành một cuốn sách "Trà kinh" (kinh nghiệm uống trà).
Ngày nay trà được công nhận là đồ uống tự nhiên có lợi cho sức khoẻ của con người.
Cây chè thường trồng ở những vùng có khí hậu nóng, ẩm và được trồng theo từng vườn. Người Trung Quốc có lịch sử trồng chè hàng mấy ngàn năm, sớm nhất là vùng Tứ Xuyên sau đó đến lưu vực sông Trường Giang và sau cùng là các tỉnh vùng duyên hải.
SriLanka là quốc gia có sản lượng chè nhiều nhất trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Việt Nam chè được trồng nhiều ở các tỉnh trung du của Bắc Bộ như Phú Thọ và ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Lầm Đồng...
· Qui trình chế biến chè:
 Trà muốn ngon thì phải tự tay hái những búp non trên cây, lá già thì có thể dùng máy thu hoạch.
Búp chè qua quá trình lên men thì chuyển từ màu xanh sang đen. Trong quá trình làm trà, vì quá trình lên men khác nhau nên sản phẩm trà có chất lượng và phong vị khác nhau. Trà xanh thì không cần qua lên men. Các bước chế biến cơ bản nhất là:
- Búp chè đã hấp đưa sang làm lạnh.
- Vừa trộn vừa sấy khô trà bằng hơi nóng
- Vò trà thật kĩ cho đến khi lá chè nhỏ dài là được.
Từ những búp chè chế thành trà uống là cả một quá trình vò và sao nhiều lần.
· Các loại trà:
- Trà xanh: Là loại trà không qua quá trình lên men. Búp chè hái xong được sao nhanh qua lửa. Khi pha, trà có màu xanh nên gọi là trà xanh. Trà hương là trà xanh ướp hoa mà thành.
- Trà đen được sản xuất từ búp chè được ủ lên men, nước có màu hung đỏ, vị thơm dịu.
- Trà lipton: Búp chè sau khi sao được vò kĩ, tiếp theo cho lên men đầy đủ trong một thời gian cần thiết. Có 4 loại trà lipton là lipton táo, lipton nho, lipton cam, lipton phật thủ.
- Trà Ôlong: chỉ qua một nửa công đoạn lên men, được phân ra làm 3 loại trà có mức lên men cao, thấp hay vừa. Một loại rất đặc trưng của trà này là trà Ôlong.
· Lá chè, ngoài chất có hương (tinh dầu), chất kích thích (cafein) còn chứa một lượng đáng kể tanin (từ 6 đến 12%, có khi 20%). Chất này qua chế biến cho vị chát và hương vị đặc biệt lí thú của trà.
Các nhà khoa học cho rằng tanin ở trong trà là một phức chất, có thể qui vào catechin, leucoanthocyanin và một số hiđroxi axit.
Khi ta pha trà, các chuyển chất của tanin và tinh dầu sẽ thẩm tan ra trong nước trà làm cho nước trà có màu vàng chanh hoặc vàng nâu. Nếu gặp phải nước cứng chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ nước trà có màu vàng nâu hay đỏ nâu.
· Uống trà đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người. Cùng với tiến bộ của xã hội, người ta ngày càng coi trọng nghệ thuật uống trà. Muốn uống trà ngon thì phải biết nghệ thuật pha trà.
Các loại trà khác nhau, cần dùng nước ở nhiệt độ khác nhau để pha trà.
Khi pha trà xanh nên dùng nước đã đun sôi, để nguội tới khoảng 70 - 800C là tốt nhất, còn trà đen cần nước có nhiệt độ khoảng 80 - 850C bởi vì nếu dùng nước sôi sùng sục để pha trà sẽ làm phá hoại vitamin C trong trà và làm giảm giá trị dinh dưỡng của trà. Trước tiên phải rửa sạch ấm pha trà, cho trà vào ấm, đổ nước sôi chỉ khoảng 1/3 dung lượng ấm. Để yên khoảng 5-> 10 phút rồi mới cho thêm nước vào. Làm như vậy sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng và hương vị của trà. Pha được trà cần rót ra ngay để tránh chất tanic trong lá chè ngấm ra nước, khi uống sẽ đắng.
· Phương pháp pha trà với đường:
Muốn có chén trà thơm ngon và ngọt có thể pha như sau:
Dùng một tích pha trà sạch, đổ nước sôi vào đó trước rồi cho thêm một ít đường trắng hay đường đỏ, khuấy cho tan hết rồi cho trà. Để yên khoảng 5 phút, sau đó rót ra chén ta sẽ có chén trà vừa thơm vừa ngọt. Trong trà có chứa nhiều loại kiềm thực vật, trong số đó chủ yếu là chất caphein, chất này rất dễ hoá hợp với đường  glucozơ hoặc saccarozơ.
Ngày xưa các cụ thường coi: uống trà là một nghệ thuật công phu, được nâng lên thành "Trà Đạo". Ngày nay uống trà đã trở nên phổ biến khắp thế giới.
Các dân tộc vùng Châu Á thích trà với hương vị chát đậm, hậu vị ngọt dịu, có thêm mùi của các loại hoa: Sen, nhài, ngâu.. hoặc các loại thảo mộc  chứa chất thơm như quế...
Các dân tộc vùng Châu Âu, Châu Mỹ lại thích uống trà có vị chát vừa phải, hậu vị ngọt, có màu nước đỏ nâu gọi là trà đen.
Để chọn ấm pha trà thì ngày xưa các cụ có câu: "Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạch Thần". Đó là tên các loại ấm pha trà của Trung Quốc có bán ở Hà Nội (thời nhà văn Nguyễn Tuân).
Khi thưởng thức hương vị của trà, theo người xưa chỉ cần uống một chén, uống đến chén thứ hai là vì khát nước quá còn chén thứ ba, thứ tư thì quả là... ngưu ẩm (uống như trâu)
· Để bảo quản trà được lâu, cần cho trà vào túi nilong sạch, hơ miệng túi qua ngọn lửa cho kín rồi bảo quản trong tủ lạnh. Làm như vậy trà sẽ giữ được nguyên mùi vị trong một năm.
381. Chè đắng là loại chè  gì ?
Ở Việt Nam cây chè đắng là loại cây cổ thụ mọc hoang dã trên núi đá cao ở Cao Bằng, cây cao tới 33m, đường kính thân to từ 60 đến 120 cm. Ngoài ý nghĩa thảo dược quí hiếm, với hương thơm đặc biệt, vị đắng dịu nhưng sau ngọt mãi... đã tạo nên một nét mới của văn hoá Trà Việt mà cái thú thưởng thức cũng giống như các trà truyền thống khác.
Trong lá của cây chè đắng có tới 16 axit amin chiếm 55,92% thành phần của lá. Với 5 nhóm chất: Saponintritecpen, Flavonoi,  axit hữu cơ, polyssa charid và carotenoid có trong lá chè đắng đều là những nhóm chất có nhiều tác dụng sinh học quan trọng. Công dụng của chè đắng là tăng cường miễn dịch, giảm mỡ, giảm cholesterol, điều hoà huyết áp, an thần, giải độc, giải rượu, kích thích tiêu hoá, ngủ tốt...
Hơn 2000 năm trước, người Phương Đông đã biết đến giá trị dược liệu của cây chè đắng.. Trước đây, chè đắng là một thảo dược quí hiếm dành cung tiến nhà Vua dưới nhiều triều đại. Ngày nay chè đắng đã đi vào sinh hoạt thường nhật của mọi người.
382. Văn hoá rượu có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào
Rượu uống tên hoá học là etanol có công thức C2H5OH. Rượu trắng là dung dịch của C2H5OH trong nước với nồng độ khác nhau. Độ rượu là phần trăm thể tích của rượu trong dung dịch nước. Rượu 400 là loại rượu mà 100 ml dung dịch rượu này thì có 40ml rượu và 60ml nước. Rượu có nồng độ cao khoảng 80 0® 90 gọi là cồn.
Về hoá học, rượu là dẫn xuất của hidrocacbon trong đó một hoặc nhiều nguyên tử hiđro được thay thế bằng nhóm hidroxyl (OH). Đó là khái niệm chung về rượu, nhưng chỉ có etanol mới uống được. Trên thế giới, chẳng dân tộc nào không dùng rượu, có khác chăng chỉ là khẩu vị từng vùng.
Rượu là con dao hai lưỡi, nếu dùng ít và hợp lí thì có lợi còn khi lạm dụng dẫn đến nghiện lại là kẻ thù nguy hiểm.
Về mặt y học, rượu có tính gây ngủ và an thần, ức chế thần kinh, giảm đau, nếu uống ít sẽ tăng tiết dịch vị, tăng hấp thụ, tăng nhu động ruột, ăn ngon miệng... Vì vậy sẽ là bất công và thiếu khách quan nếu chỉ hoàn toàn lên án rượu, coi rượu là kẻ thù nguy hiểm như ma tuý và thuốc lá.
Ngày xưa, các cụ có câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” đã nói lên tác dụng hưng phấn của rượu. Rượu ngâm thuốc gọi là rượu thuốc dùng để chữa bệnh và tẩm bổ cơ thể.
Cái nguy hiểm là ai cũng biết uống nhiều rượu là có hại nhưng hay bị “quá chén” và dễ nghiện khi đã nghiện thì rất khó từ bỏ . Đối với một số người nó như tình yêu. Nhà thơ Tản Đà đã viết:
“Say sưa nghĩ cũng hư đời
Hư thì hư thật, say thời (thì) vẫn say”
Trong các cuộc vui chúng ta nên “tửu bất khả ép” vì ngạn ngữ Nga có câu: “Khi say biển chỉ đến đầu gối” mà nghiện thì “Trời chỉ bé bằng vung”. Lý Bạch một nhà thơ lớn đời Đường ở Trung Quốc, đã quá say khi làm thơ mà nhảy xuống sông vớt ánh trăng vàng.
Tổ chức y tế Thế giới kêu gọi mọi người bỏ rượu vì quá nhiều tác hại: hàng năm tiêu tốn 50 tỷ đô la ở Mỹ; 96 tỷ mác ở Đức; 70% tai nạn xe cộ; tỷ lệ nghiện và chết cao (26% do ngộ độc cấp bởi các tạp chất độc hại như anđêhit, metanol… có trong rượu).
Thế nhưng, một số nước như Liên Xô (cũ), Cô - oet đã cấm rượu mà không thành công. Chúng ta không khuyến khích uống rượu, nhưng rượu vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy cũng nên tìm hiểu về văn hoá rượu (Drrinking Culture)
Rượu có 2 loại: Loại chế từ hoa quả và loại chế từ ngũ cốc.
· Rượu chế từ hoa quả, trước tiên phải kể đến rượu nho (vang nho). Có vang trắng, vang đỏ (cho phụ nữ) vang Bordeaux, Alsace (Pháp), vang Alazan (Georgie), vang Mônđavi, vang Bungari v.v...
Loại vang sủi bọt, sâm banh mang địa danh Champagne (Pháp) đặc biệt vùng Reims, cách thủ đô Pari (Pháp) 140 km. Hãng Piper - Heidseik ở vùng này, thành lập từ 200 năm trước, có hầm rượu dài tới 16 km, thường xuyên chứa được 15 triệu chai và một bảo tàng dưới lòng đất chuyên lưu giữ các loại sâm banh của hầu hết các vùng trên Trái Đất.
Cầu kì hơn là rượu Cognac. Cogac là một địa danh cách Pari 600 km. Rượu Cognac đắt vì được làm từ loại nho đặc biệt do được chọn giống kĩ. Qua quá trình lên men chưng cất, ủ trong các thùng gỗ sồi đặc sẳn (loại sồi Limousin hoặc Troncais do nhà nước quản lí) với thời gian khá dài từ 3 đến 40 năm.
Nếu ủ trong khoảng 3 - 5, rượu có nhãn V * S *; nếu ủ trên 5 năm: nhãn VSOP; từ 25 - 35 năm: nhãn XO. Loại này được 4 hãng sản xuất: Hennesy, Martel, Remy Martin, hay Martel có giá từ vài trăm đến vài ngàn đô la. Có loại Cognac dành cho vua chúa hay tỉ phú - nhãn XO trị giá 19000 franc Pháp, hoặc 4000 USD (40 triệu đồng Việt Nam).
Ở nước ta do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không có các loại nho ngon nên dùng vang táo, mơ, mận, dâu... cũng theo nguyên tắc lên men, chưng cất nói trên và chỉ ủ trong thời gian ngắn.  Ở Hà Nội có làng rượu Mơ nổi tiếng, đã tồn tại cách đây 6, 7 trăm năm ở vùng Bạch mai - Hoàng Mai  - Tương mai nay là xã Hoàng Văn Thụ, Trương Định thuộc quận Hai Bà Trưng. Đó là rượu ngon nhất Hà Thành, “bất ẩm bất tri kỳ vị”.
Trong Tam Quốc, Tào Tháo và Lưu Bị đã uống rượu mơ mỗi khi bàn luận anh hùng. Vua Tấn khi đấu cờ với Chung Vô Diệm cũng dùng rượu mơ.
· Rượu chế từ ngũ cộc (tinh bột); trước hết phải kể đến rượu Whissky, tiêu biểu và thường gặp là Whissky Chivas Regal ở vùng Scotland phía Bắc nước Anh. Whisky loaị này được làm từ mạch nha với 3 loại thuần chủng: Glenlivet, Long mann và Glen Grant do một thợ chuyên nghiệp pha chế. Rượu được ủ trong thùng gỗ sồi ít nhất 12 năm. Rượu được sản xuất từ năm 1801, do hãng Chivas and Glenlivet Group thành lập từ năm 1786. Với ngót 2 thế kỉ kinh nghiệm, hãng đã cho ra thị trường một loại rượu ngon có tiếng, khoảng 430, mỗi năm 3 triệu thùng, mỗi thùng 12 chai 750 ml, ở 150 nước trên thế giới.
Sau này có hãng Seagram Spiret to hơn, bao trùm cả Whisky Bourbon, Canda và Bắc Mỹ, còn được gọi là “ông hoàng Whissky” (Prince of Whisky)
Ở Nga, Ba Lan, Đông Âu có Vodka cũng là rượu trắng, ngon nấu từ ngũ cốc. Ở Cu ba có rượu Rhum từ mía, ở Nhật có rượu Sakê từ gạo, ở Trung Quốc có rượu Mao Đài, chế từ cao lương, chưng  cất và ủ trong 6 năm tại một địa danh tên là mao Đài cách Bắc Kinh 700 km. Rượu Mao Đài đã được huy chương vàng ở hội chợ Panama do Mỹ tổ chức năm 1913.
Ở Việt Nam có Lúa Mới, rượu đế (ở miền Nam). Đó đều là các loại rượu chế từ ngũ cốc, có nồng độ cao từ 40 - 600. Ở miền Bắc ngày xưa có rượu Tăm, rượu Ngang. Rượu Tăm là loại rượu mà khi lắc mạnh chai cho tăm rượu bốc mạnh lên như reo, rồi để chai đứng yên, thì tăm lặn ngay lập tức. Cất 10 lít rượu thường mới cất được một chai rượu tăm, vì thế nên mới có câu : “Giúp em một thúng xôi vò, một con lợn béo một vò rượu tăm”. Còn rượu Ngang là thứ rượu trắng mà người bán phải đựng vào bong bóng, thắt ngang lưng để che mắt các nhà thi hành pháp luật, vì ngày xưa cấm nấu rượu lậu.
Ngày nay, trong các quầy rượu ta còn gặp một thứ gọi là liquơ (liqueur). Chúng cũng được chế từ ngũ cốc (gạo, ngô, khoai, sắn...) rồi qua chưng cất công nghiệp thành rượu nặng (trên 900) sau tinh chế loại bỏ bớt chất độc (anđehit, metanol; để thu được “cồn thực phẩm” có độ cồn thấp hơn, khoảng 40 - 600 . Các cơ sở sản xuất rượu dùng loại cồn thực phẩm này pha thêm đường, màu thực phẩm và tinh dầu chanh, cam, dâu, táo...thành các loại liquơ nhẹ, ngọt mà dễ uống mà ta vẫn quen gọi là rượu mùi (rượu màu).
Ở nước ta, trong phong tục truyền thống, thờ cúng tổ tiên, ma chay, cưới hỏi đều phải có trầu và rượu, đó là những thứ không thể thiếu được, nhất là khi cưới hỏi:
“Cao tay nâng chén rượu hồng
Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay”
383. Vì sao rượu giả có thể làm chết người?
Uống rượu giả có thể bị ngộ độc, có trường hợp mù cả mắt, thậm chí cả tử vong. Những người làm rượu giả không phải đem rượu trắng trộn thêm nước vì làm như vậy sẽ biết ngay bởi nó nhạt. Thường bọn chúng dùng rượu metylic để thay một phần rượu etylic. Loại rượu giả này rất độc.
Rượu etylic và rượu metylic có cùng họ nhưng tính chất của chúng khác nhau. Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, mùi thơm dễ chịu, không độc. Rượu metylic có phân tử khối bé hơn, nó chính là chất lỏng trong suốt rất độc, nó có nhiều ứng dụng, nó có thể thay xăng làm nhiên liệu nhưng không dùng để pha đồ uống.
Rượu metylic rất độc đối với cơ thể người. Nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ thể gây nên sự nhiễm độc axit. Sau khi uống khoảng 8 giờ bắt đầu triệu chứng nhiễm độc axit, hôn mê, đau đầu, bất tỉnh, lo sợ, co giật, mờ mắt, nôn mửa, thị lực giảm nhanh, trường hợp nặng có thể bị mù hẳn. Nghiêm trọng hơn là mạch đập nhanh và yếu, hô hấp khó khăn cuối cùng dẫn đến tử vong.
384. Người cổ đại uống rượu có hương vị gì ?
Người cổ địa Neolitic cũng uống rượu không kém chúng ta hiện nay. Các nhà khoa học Hoa Kỳ phát hiện ra rằng dân Trung Đông đã từng say sưa ít nhất là 7000 năm trước đây, sớm hơn 2000 năm như người ta đã tưởng. Tuy nhiên những loại rượu mà người cổ đại thưởng thức lại có mùi nhựa thông.
Patrick Mc.Govern và các đồng nghiệp ở một trường đại học Phiadelphia (Hoa Kỳ) phát hiện ra lớp cặn màu vàng trong một bình gốm cổ được tìm thấy ở vùng Haji Firunz Tepe của Iran. Phân tích bằng cacbon phóng xạ người ta biết được các bình đó được làm ra vào khoảng 5400 - 5000 “trước công nguyên: Lớp cặn màu vàng là dấu hiệu của rượu nho bởi vì trong đó có viết của axit lactric. Loại axit này có nhiều trong quả nho. Ngoài ra trong lớp cặn này còn thấy cả nhựa thông là một chất phụ gia cho vào rượu thời cổ đại, chất này có tác dụng diệt vi khuẩn, tránh để rượu lên men thành giấm.
385.   “Hầm" rượu lớn nhất trong vũ trụ nằm ở đâu ?
Các nhà khoa học người Anh là Geof Mac Donald (nhà thiên văn Trường đại học tổng hợp ở Kent) và Tom Miller (nhà bác học và toán học ở trường Đại học tổng hợp địa phương) đã phát hiện một đám mây khổng lồ toàn rượu lơ lửng trong không gian, cách Trái Đất khoảng 10.000 năm ánh sáng (một năm ánh sáng tương đương 9500 tỷ km).
Các nhà nghiên cứu Anh đó, phối hợp với một nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Tổng hợp Ohio (Mỹ) đã phát hiện ra rượu trong chùm sao Aigle mà ngôi sao chính là Altair.
Đám mây khổng lồ này không thấy được bằng mắt thường mà chỉ biết được nhờ vào việc phân tích các sóng vô tuyến thu nhận được qua một ăng ten ở độ cao 4000 mét trên những ngọn núi lửa đã tắt ở Mauna Kea ở Hawaii. Tỷ trọng của đám mây rất thấp: có khoảng vài ngàn phân tử C2H5OH  trong một m3, trong khi tại các xưởng sản xuất bia, số lượng các phân tử  C2H5OH hàng tỷ tỷ lần lớn hơn. Tuy tỉ trọng thấp nhưng đám mây lại chiếm một không gian khổng lồ, bán kính cỡ 3 năm ánh sáng.


* Giầu không là tên cây cho lá để ăn trầu 




MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

VẤN ĐỀ 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2  + O2  + 2H2O  →  2H2SO4
2NO   +  O2  →  2NO2
4NO2  +  O2  +  2H2O  →  4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3  + H2SO4  →  CaSO4  + CO2↑  + H2O
CaCO3  + 2HNO3  →  Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời sau khi dạy xong phần Sản xuất axit sunfuric trong bài “Axit sunfuric. Muối sunfat”(Tiết 55-56 lớp 10 CB) hoặc áp dụng trong bài“Axit nitric” (tiết 14-15 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 2: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài “Ancol” (tiết 56-57 lớp 11CB) hay “Rượu etylic”(tiết 3-4 lớp 12). Cụ thể, sau khi dạy xong bài “ Ancol ” giáo viên có thể đặt câu hỏi như trên để cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi hướng giải quyết vấn đề.



VẤN ĐỀ 3: Vì sao trước khi thi đấu các VĐV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?
Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat”(MgCO3)  mà người ta vẫn hay gọi là “ bột magiê”. MgCO3 là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi tiến hành thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôi. Điều đó đối với các vận động viên thi đấu thể thao hết sức bất lợi. Khi có nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ làm giảm độ ma sát khiến các vận động viên sẽ không nắm chắc được các dụng cụ khi thi đấu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thành tích mà còn gây nguy hiểm khi trình diễn. MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
Ngoài ra với các vận động viên giàu kinh nghiệm, họ có thể lợi dụng khoảnh khắc “xoa bột” làm giảm bớt tâm lí căng thẳng; sắp xếp lại trình tự thực hiện thao tác, ôn tập lại các yếu lĩnh, chuẩn bị tốt hơn tâm lí thi đấu để thực hiện các thao tác tốt.
Áp dụng: Đây là một trong những “mẹo nhỏ” trong thi đấu thể thao cũng như vấn đề an toàn trong thi đấu. Khi dạy phần “Ứng dụng của muối cacbonat” (Tiết 24 lớp 11CB) giáo viên có thể kể cho học sinh nghe ứng dụng của muối magie cacbonat thông qua câu chuyện trên.

VẤN ĐỀ 4: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.
Áp dụng: Đây là câu hỏi nhằm kích thích tư duy học sinh. Học sinh không lạ gì với hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi dạy xong mục “Dầu mỏ”  (Tiết 53 lớp 11CB) hay cuối bài “Ancol etylic”(Tiết 56-57 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 5: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
Sau những cơn mưa, nếu  dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
* Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
* Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:

Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh. Một số học sinh cho rằng đây là điều hiển nhiên vì “ sau cơn mưa trời lại sáng”.  Tuy nhiên nhìn dưới góc độ hóa học thì ta có thể giải thích được rõ ràng vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập trong phần ứng dụng của ozon hay đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài giảng về “Ozon” ( Tiết 50 lớp 10 CB).



VẤN ĐỀ 6: Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?
Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon.

Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng. Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở phụ nữ mang thai, v.v..Thậm chí ozon còn là chất gây ung thư nên tác hại của ozon không thể kể hết được.
Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu tiếp xúc với ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon tập hợp nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cho nên khi sử dụng máy photocopy cần chú ý đến việc thông gió cho phòng máy.
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi nói về tác hại của ozon trong bài giảng về “Ozon” (Tiết 50 lớp 10 CB). Sau bài học học sinh sẽ biết được sự nguy hiểm khi photocopy tài liệu và biết cách tránh được sự nguy hại này.

VẤN ĐỀ 7: Vì sao “chảo không dính” khi chiên ráng thức ăn lại không bị dính chảo?
Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo.
Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen (-CF2-CF2-)n được tôn vinh là “vua chất dẻo”  thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun  với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mở mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì.
Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
Áp dụng: “Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo không dính lại ưu việt đến vậy. Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy về “Ứng dụng flo” (Tiết 43 lớp 10 CB) hoặc bài “Dẫn suất halogen” (Tiết 55 lớp 11CB) cũng như lưu ý học sinh về cách sử dụng chảo không dính.

VẤN ĐỀ 8:  Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá?
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi.
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt.
Áp dụng: Đây là một kinh nghiệm thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến cá. Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh nghiệm trên. Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của hóa học nhằm tăng thêm niềm yêu thích đối với môn hóa học. Giáo viên có thể đưa vào phần ứng dụng của ancol trong bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11CB) hoặc phần tính chất chung của amin trong bài “Amin” (Tiết 6 lớp 12).

VẤN ĐỀ 9:      Các con số ghi trên chai  bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào?
Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,…Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng.
Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia.
Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình lên men, tinh bột đại mạch chuyển hóa thành đường mạch nha( đó là Mantozơ -  một đồng phân của đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch biến thành dịch men, sau đó lên men biến thành bia.
Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ còn lại vẫn tồn tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ dinh dưỡng của bia cao hay thấp có liên quan đến lượng đường.
Trong quá trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12o. Do đó bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.
Áp dụng: Đây là vấn đề mà mọi người rất thường nhầm giữa độ rượu và độ đường về những con số ghi trên những chai bia. Giáo viên đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11CB) hoặc bài “Saccarozơ” (Tiết 23 lớp 12).

VẤN ĐỀ10: Giải thích hiện tượng:  “Khi các cầu thủ đá banh bị đau nằm lăn lộn trên đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị thương đứng lên tiếp tục thi đấu”
Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Người cán bộ y tế dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương. Chất làm lạnh ở đây là etyl clorua C2H5Cl hay gọi là cloetan.
C2H5Cl là hợp chất hữu cơ có tos là 12,3oC. Ở nhiệt độ thường khi tăng áp suất sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun C2H5Cl lên chỗ bị thương, các giọt etyl clorua tiếp xúc với da, nhiệt độ cơ thể sẽ làm etyl clorua sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình này thu nhiệt mạnh làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không truyền được đau lên đại não. Nhờ đó cầu thủ không có cảm giác đau. Do sự đông cục bộ nên vết thương không bị chảy máu.
Chú ý là cloetan chỉ tạm thời không làm cho cầu thủ cảm giác đau mà không có tác dụng chữa trị vết thương.
Áp dụng: Đây là cảnh tượng thường thấy trong các trận đá banh. Mọi người cứ nghĩ đó là một loại “ thuốc tiên” nhưng xét về phương diện hóa học đó chỉ là một chất có đặc tính “ thu nhiệt mạnh” ở điều kiện thường. Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe về phần ứng dụng của dẫn xuất halogen trong bài “Dẫn suất halogen” (Tiết 55 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 11: Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các giếng phun nước nhân tạo ?
Có lẽ ai cũng biết rằng xây dựng các giếng phun nước để làm đẹp cảnh quan và mát mẻ. Nhưng xét về phương diện hóa học thì việc xây dựng các giếng phun nước nhân tạo nhằm mục đích là sinh ra ion âm.
Người ta đã chứng minh, các ion âm sau khi được người hấp thụ có thể điều tiết công năng hệ thần kinh trung ương, tăng sức miễn dịch, cảm giác dễ chịu, tinh lực sung mãn. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh nồng độ ion âm trong không  khí có hiệu quả chửa bệnh viêm phế quản, hen, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh,…
Vì sao ion âm trong không khí có lợi cho sức khỏe? Theo các chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm, nếu tế bào trong cơ thể tích điện âm, thì do ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng gây bệnh khó có thể tấn công tế bào. Ngoài ra ion âm thông qua con đường hô hấp và phổi có thể xuyên qua phế nang nên có tác dụng tổng hợp đối với cơ năng sinh lí bảo vệ sức khỏe.
Trong phòng có điều hòa không khí, phòng sử dụng máy tính thì nồng độ ion âm trong không khí thì rất thấp, thậm chí gần bằng không. Sống và làm việc trong điều kiện này trong một thời gian dài  sẽ cảm thấy tức thở, tâm thần bất an, dễ sinh bệnh tật.
Áp dụng: Giáo viên có thể kể cho học sinh nghe tác dụng của ion âm đối với sức khỏe con người sau khi dạy xong phần “Ion âm” (Tiết 22 lớp 10 CB). Mục đích giúp học sinh hiểu được việc xây dựng các giếng nước phun có ý nghĩa như thế nào đến cảnh quan cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Một vấn đề mà ít ai biết hay không chú ý.

VẤN ĐỀ 12: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm?  Cách tẩy lớp cặn  này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời -  là nước có chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thì xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2  →  CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2  →  MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn.
Để tẩy lớp căn này thì dùng dung dịch CH3COOH 5% cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên rồi dẫn dắt cho học sinh vào bài bài giảng “Nước cứng” (Tiết 49 lớp 12) hoặc đưa vào phần cũng cố toàn bài giảng để học sinh vận dụng kiến thức đẽ học để giải thích. Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ đó có thể giải thích  được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng.

VẤN ĐỀ 13:  Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:
Al3+ + 3H2O  →  Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn
( minh là trong trắng, phàn là phèn).
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi dạy phần ứng dụng của “Muối nhôm” (Tiết 51-52 lớp 12). Đây là một ứng dụng thông dụng của phèn trong cuộc sống. Qua bài học học sinh biết được nguyên lí làm trong nước của phèn chua.

VẤN ĐỀ 14:   Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra ?
Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.
Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi.
Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường  việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
Áp dụng: Hiện tượng có nhiều bọt khí thoát ra từ bình nước ngọt có ga hay chai bia thì chắc hẳn học sinh nào cũng biết. Nhưng khi giải thích khí đó là khí gì và có công dụng ra sao thì không ít học sinh biết được. Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy phần “Cacbon Đioxit” (tiết 24 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 15: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể đổ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Trong bất kì quuyển sách hóa học nào cũng ghi câu sau để cảnh tỉnh bạn đọc: “ Trong bất kì tình huống nào cũng không được đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc, mà chỉ được đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước”. Vì sao vậy ?
Khi axit sunfuric gặp nước thì lập tức sẽ có phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Khi xảy ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.
Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải đổ từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.
Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H2SO4 đặc thì rất nguy hiểm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài “Axit sunfuric” (Tiết 55-56 lớp 10 CB).

VẤN ĐỀ 16: Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo ?
Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit nitric HNO3 đặc thường sẽ bị thủng một lỗ; khi dùng axit không đặc, nhìn bên ngoài thì không thấy gì, nhưng sau khi phơi khô bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng.
Quần áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bông, thành phần hóa học của sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác nhưng dễ tan trong axit HNO3 đặc nên làm thủng quần áo.
Khi bị axit HNO3 loãng dính vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit HNO3 càng ngày càng đặc, cuối cùng sẽ làm thủng quần áo. Ngoài ra, axit HNO3 loãng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ.
Áp dụng: Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi nói về tính chất hóa học của axit nitric trong bài “Axit nitric”( Tiết 14-15 lớp 11CB) hoặc đặt câu hỏi sau khi dạy xong bài “Xenlulozơ” ( Tiết 25 lớp 12) để nhắc nhở học sinh thật cẩn thận khi tiếp xúc với axit HNO3 đặc.
VẤN ĐỀ 17: Chảo , môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn ? môi lại dẻo ? Còn dao lại sắc ?
Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế tạo chúng lại không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất giòn. Trong công nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”
Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang. Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có hình dạng khác nhau.
Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
Áp dụng: Vấn đề từ sắt có thể điều chế những vật dụng có chức năng khác nhau được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Giải thích được điều này đòi hỏi học sinh phải biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó. Giáo viên có thể đề cập trong bài “Hợp kim của sắt” (Tiết 61-62-63 lớp 12).

VẤN ĐỀ 18: Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chổ có nước biến thành màu xám đen ?”
Mới xem thì có vẻ lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì không tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen ?
Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.
Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẻ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen:
Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện:
* Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn
* Thời gian đun sôi phải đủ lâu
* Nồi nhôm phải là nồi mới
Áp dụng: Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên để dẫn nhập vào bài giảng “Nhôm” ( Tiết 51 lớp 12). Sau đó học sinh dựa vào những kiến thức đã học để giải thích hiện tượng nồi nhôm bị đen.

VẤN ĐỀ 19: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra:
SiO2  + 4HF  →  SiF4↑  +  2H2O
Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn  tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy xong bài dạy “Flo” (Tiết 43 lớp 10 CB) hay “Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11 CB).

VẤN ĐỀ 20:   Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi
SiO2  + 4HF  →  SiF4↑  +  2H2O
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc,sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF2  + 2H2SO4  →  CaSO4  + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)
Sau đó         SiO2  + 4HF  →  SiF4↑  +  2H2O
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát triển ở nước ta. Sau bài học học sinh không những biết được phương pháp khắc thủy tinh mà còn có thể giải thích được vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi gợi niềm đam mê học tập, học sinh có thể tự làm thí nghiệm này trong tiết thực hành. Giáo viên có thể lồng vào bài “Flo”(Tiết 43 lớp 10 CB)  khi dạy phần tính chất hóa học hoặc giáo viên nêu vấn đề trên để dẫn dắt vào bài giảng “Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11 CB).

VẤN ĐỀ 21:  Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính.
Áp dụng: Vấn đề trên là hiển nhiên trong đời sống mà bất kì ai cũng biết hiện tượng này. Vấn đề có thể đưa vào trong khi dạy bài “Tinh bột”( Tiết 24 lớp 12) với mục đích giải thích tại sao gạo nếp lại dẻo. Giáo viên có thể trình bày vấn đề này trong vài phút khi đặt câu hỏi: Vì sao nếp lại dẻo? rồi  dẫn dắt vào bài mới hoặc giáo viên xen vào bài giảng khi trình bày phần cấu tạo phân tử tinh bột.

VẤN ĐỀ 22: “Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết ?
Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn ?
Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua Zn3P2. Sau khi ăn, Zn3P2  bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2  +  6H2O  →  3Zn(OH)2  +   2PH3↑
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột →  PH3 thoát ra nhiều →  chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ chết lâu hơn.
Áp dụng: Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây là loại thuốc rất độc nên dể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết cơ chế diệt chuột của thuốc chuột nhằm biết cách sử dụng an toàn. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong phần nêu ứng dụng của photpho hoặc khi lấy ví dụ để chứng minh tính oxi hóa của photpho thì giáo viên nên viết phương trình photpho tác dụng của với kẽm, sau đó nêu ứng dụng của sản phẩm ( Zn3P2) trong bài “Photpho” ( Tiết 16 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 23: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ?
Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm làm cho cơm đở mùi khê.
Áp dụng: Đây là mẹo vặt thường được dùng khi không may cơm bị khê. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần tính chất vật lí hoặc trong phần nêu ứng dụng của cacbon trong bài “Cacbon”( tiết 23 lớp 11CB)cho học sinh suy nghĩ rồi sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung.

VẤN ĐỀ 24: Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,… bằng khí CO2
Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. Thí dụ :
2Mg  +  CO2  →   2MgO  +  C
Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
C  +  O2  →   CO2
Áp dụng: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng khí CO2. Tuy nhiên một số đám cháy có các kim  loại mạnh thì CO2 không những không dập tắt mà làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng. Đây là phần nội dung mà giáo viên cần cung cấp cho học sinh biết khi đề cập đến khả năng không duy trì sự cháy của khí CO2 ở phần “Cacbon đioxit” (Tiết 24 lớp 11CB) biết được để vận dụng trong cuộc sống.

VẤN ĐỀ 25:Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag  +  2H2S  +  O2   →  2Ag2S↓  +  2H2O
(đen)
Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần trạng thái tự nhiên của hiđro sunfua ( Tiết 53 lớp 10 CB) cho học sinh biết cách chữa bệnh “dân gian” này.

VẤN ĐỀ 26: Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ?
Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở.
NH4HCO3(r)  →  NH3↑ + CO2↑  +  H2O↑
Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.
Áp dụng: Hiện nay thông thường bánh bao vẫn còn trộn bột nở NH4HCO3 nên dẫn đến có mùi khai mà không phải học sinh nào cũng giải thích được. Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi trình bày tính chất kém bền nhiệt của muối amoni trong bài “Muối amoni” ( Tiết 12-13 lớp 11 CB).

VẤN ĐỀ 27:   Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần ?

Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt hồng, buổi chiều màu hồng đậm hơn.
Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các màu trắng, hồng, vàng, da cam, đỏ. Đó là sự thay đổi của chất caroten có trong thực vật.
Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đóa hoa. Trong sữa động vật, trong chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong của cà rốt ( chất màu vàng da cam). Caroten là một hiđrocacbon có công thức phân tử C40H56.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong bài giảng “Tecpen” ( Tiết 57 lớp 11NC) để giới thiệu cho học sinh biết thêm về nguồn tecpen thiên nhiên nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.

VẤN ĐỀ 28:   Loại đá có thể… ăn
Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X quang. Trước khi chụp phim thì bác sỹ thường cho bạn  ăn một thứ thức ăn ở dạng hồ trắng. Thành phần chủ yếu của thức ăn là một loại đá BaSO4.
Nguyên do là thầy thuốc chẩn đoán bệnh đau dạ dày cho người bệnh thường phải chụp X quang. Chụp X quang đối với dạ dày không dễ như với các bộ phận xương cốt, bởi vì tỷ trọng của xương lớn, tia X khó xuyên qua, trên phim chụp có thể lưu lại những hình ảnh đậm còn tỷ trọng của dạ dày và các tổ chức xung quanh tương đối mềm nên ảnh chụp không rõ nét.
Khi bệnh nhân ăn xong, BaSO4 đã vào tới dạ dày thì tiến hành chụp X quang bởi vì BaSO4 ngăn cản tia X rất tốt. Từ đó Thầy thuốc có thể chẩn đoán chính xác tình trạng dạ dày.
Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vào phần bài giảng “Muối sunfat” ( Tiết 55-56 lớp 10 CB) khi kể cho học sinh biết thêm một số ứng dụng của muối sunfat.

VẤN ĐỀ 29:   Vì sao có thể xác định tuổi thọ của một mảnh gỗ ?
Các nhà khảo cổ thường dùng “ đồng hồ cacbon” để xác định xem tuổi thọ của các mãnh gổ là bao nhiêu.
Hàm lượng    trong khí quyển luôn được cân bằng không đổi.   trong khí quyển kết hợp với oxi mà tồn tại dưới dạng khí   . Thông qua quá trình quang hợp, khí    này bị thực vật hấp thụ tạo thành tinh bột, xenlulozơ. Sau khi động vật ăn thực vật,   lại chuyển vào cơ thể động vật. Tỷ lệ giữa  ( có tính phóng xạ) và  ( một đồng vị ổn định) ở trong khí quyển cũng như ở trong thực vật, động vật đều bằng nhau.Chỉ sau khi động thực vật chết đi, chúng mới đình chỉ sự chuyển đổi vật chất với thế giới bên ngoài, sự cung ứng   cũng sẽ bị ngừng. Do đó   không ngừng phát ra tia xạ nên hàm lượng của   sẽ giảm dần. Quy luật của sự giảm đó là: “Cứ qua quãng thời gian 5730 năm, thì lượng    sẽ giảm đi một nửa”. Điều này gọi là “chu kì bán rã” của chất đồng vị phóng xạ.
Do vậy nếu muốn biết niên đại của miếng gỗ cổ thì chỉ cần đo hàm lượng   của mãnh gỗ đó là có thể tính toán ra.
Áp dụng: Đây là một trong những ứng dụng quan trọng của các đồng vị phóng xạ. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh biết cách tính tuổi thọ cây cối dựa vào đồng vị   trong bài “Đồng vị” ( tiết 4-5 lớp 10 CB).

VẤN ĐỀ 30: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước.
Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích  được hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài “Clo”( Tiết 38 lớp 10 CB).

 

 
VẤN ĐỀ 31: “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân  hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3  +  4O2  →  P2O5  + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Áp dụng: Vấn đề này có thể được đề cập ở trong bài “Photpho” (Tiết 16 lớp 11CB) để giải thích hiện tượng “ma trơi”. Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng “ thần bí ” nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.

VẤN ĐỀ 32: Tại sao phải ăn muối iot ?
Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg.
Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài giảng “Iot” (Tiết 44 lớp 10 CB) nhằm giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng.

VẤN ĐỀ 33:   Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra  sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột trong bài “Tinh bột” (Tiết 24 lớp 12) nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn.

VẤN ĐỀ 34:     Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và  chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Áp dụng: Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô. Mọi người không hề biết được sự nguy hiểm khi xuống giếng sâu. Thực tế là đã có nhiều cái chết thương tâm xảy ra mà báo đài đã nêu trong thời gian qua. Giáo viên cần đưa vào bài giảng để nhắc nhở học sinh và mọi người. Vấn đề này có thể xen vào bài “Hợp chất của cacbon”(Tiết 24 lớp 11CB).



VẤN ĐỀ 35:   Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ?
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa  rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:
CaCO3 + CO2 + H2O <-> Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 <->  CaCO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những  hình thù đa dạng.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ thể là Phong Nha Kẽ Bàng ( Quảng Bình). Học sinh sẽ biết được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của Canxi cacbonat giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở bài “Hợp chất của canxi”(tiết 48 lớp 12).

VẤN ĐỀ 36:   Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa chim lấp ló ngoài bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Mang ý nghĩa hóa học gì ?
Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ?
Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp( tia lửa điện) thì:
2N2  +  O2  →   2NO
Sau đó:                                          2NO  +  O2  →   2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước:       4NO2  + O2 + H2O  →  4HNO3
HNO3  →  H+  +  NO3-
(Đạm)
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp  khoảng 6-7 kg nitơ.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn rất thường gặp trong đời sống. Đây quả là một kinh nghiệm được ông cha ta rút ra qua những tháng năm canh tác nông nghiệp. Học sinh cũng dễ dàng quan sát để kiểm nghiệm và giải thích được một cách khoa học về vấn đề trên. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi trình bày phần chu trình của nitơ trong tự nhiên ở bài giảng “Axit HNO3” (Tiết 14-15) hoặc đề cập trong bài   “Phân đạm” (Tiết 18 lớp 11 CB).

VẤN ĐỀ 37:    Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì  ?
Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dể bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta không còn dùng xăng pha chì nửa.
Áp dụng: Hiện nay nhà nước ta nghiêm cấm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sử dụng xăng pha chì. Để hiểu được vì sao thì không ít người hiểu được vấn đề này. Thông qua nội dung “Dầu mỏ”( Tiết 53 lớp 11CB) giáo viên có thể đặt câu hỏi này cho học sinh thảo luận rồi giải thích cho học sinh biết được tác hại của việc pha chì vào xăng nhằm  nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

VẤN ĐỀ 38:  Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang  ý nghĩa hóa học gì?
Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :
CaCO3 + CO2 + H2O <-> Ca(HCO3)2
Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng (*) sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá  bị  bào mòn dần.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể nêu vấn đề này  ở phần “Muối cacbonat ”(Tiết 24 lớp 11 CB) hoặc “Canxi cacbonat”

VẤN ĐỀ 39:   Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?
Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ không biết. Học sinh dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn. Từ đó góp phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài “Clo” (Tiết 38 lớp 10CB) hoặc bài “Các hợp chất của natri” (Tiết 46 lớp 12).

VẤN ĐỀ 40:    Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì  nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Áp dụng: Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương trở nên thông dụng. Nhưng để giải thích được vì sao cồn có khả năng sát khuẩn thì không phải ai cũng giải thích được. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên giải thích thì sẽ rất hứng thú vì hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm yêu hóa học. Giáo viên có thể đề cập ở phần ứng dụng trong bài “Ancol” (Tiết 56-57 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 41:    Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít  phút thí nghiệm ?
Lấy một trang giấy sạch, ấn một đầu ngón tay lên trên mặt giấy rồi nhấc ra, sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt đối diện với mặt ống nghiệm có chứa cồn iốt và dùng đèn cồn để đun nóng ở phần đáy ống nghiệm. Khi xuất hiện luồng khí màu tím bốc ra từ ống nghiệm, bạn sẽ thấy trên phần giấy trắng( bình thường không nhận ra dấu vết gì) dần dần hiện lên dấu vân tay màu nâu, rõ đến từng nét. Nếu bạn ấn đầu ngón tay lên một trang giấy trắng rồi cất đi, mấy tháng sau mới đem thực nghiệm như trên thì dấu vân tay vẫn hiện ra rõ ràng.
Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy mắt thường rất khó nhận ra.
Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt thì do bị đun nóng iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím ( chú ý là khí iôt rất độc), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra.
Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của iot trong ngành điều tra tội phạm. Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí trong bài “Iot” (Tiết 44 lớp 10 CB) hoặc bài “Lipit (chất béo)”( Tiết 18-19 lớp 12).

VẤN ĐỀ 42:   Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu ?
Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Áp dụng: Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây tổn thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điện hóa ( dùng Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng rãi. Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài “Ăn mòn kim loại”( Tiết 39-40 lớp 12) để cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống.

VẤN ĐỀ 43:  “Hiệu ứng nhà kính” là gì ?
Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC.
Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy phần Cacbon đioxit (Tiết 24 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 44:  “Nước đá khô” là gì và có công dụng như thế nào ?
Nước đá khô (hay còn gọi là tuyết cacbonic) được điều chế từ khí CO2 hoặc CO2 hóa lỏng. Đây là các tác nhân lạnh ở thể rắn cung cấp hơi lạnh bằng cách biến đổi trạng thái: đá khô thăng hoa thành hơi, không qua trạng thái lỏng.
CO2 lỏng, đặc biệt là nước đá khô( không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt-màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
Áp dụng: Bảo quản thực phẩm bằng cồn khô là cách rất tốt hiện nay. Giáo viên có thể hỏi học sinh về ứng dụng của CO2 khi dạy phần tính chất vật lí của CO2 (Tiết 24 lớp 11CB).

VẤN ĐỀ 45:   Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai ?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O  →  CO2  + 2NH3
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động:
NH3  +  H2O  →   NH4+ + OH-  ( pH < 7, nhiệt độ thấp)
NH4+ + OH-  →   NH3 + H2O ( pH > 7, nhiệt độ cao)
Như vậy khi trời nắng ( nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô, nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn đề trong bài giảng “Amoniac”( Tiết 12-13 lớp 11CB) hay “phân urê” ( Tiết 18 lớp 11CB) nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên này.

VẤN ĐỀ 46:   Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ?
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng:
5Ca2+ + 3PO43- + OH-  →  Ca5(PO4)3OH   (1)
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.
Sau các bửa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
H+  +  OH-  →  H2O
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau khi ăn.
Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra:
5Ca2+ + 3PO43- + F-  →  Ca5(PO4)3F
Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH
Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2, chứa các ion Ca2+ và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
Áp dụng: Vấn đề sâu răng và phòng ngừa sâu răng được mọi người quan tâm. Nhưng ít ai biết rằng vì sao răng bị sâu và cơ chế phòng ngừa như thế nào. Học sinh sẽ rất tò mò về vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong bài giảng Khái niệm về  pH ( Tiết 5 lớp 11CB) hay ứng dụng của flo ( Tiết 43 lớp 10CB) nhằm giúp cho học sinh có thói quen bảo vệ răng bằng cách đánh răng sau các bửa ăn.






































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét